Cần tầm nhìn dài hạn khi phê duyệt dự án chung cư

Khi phê duyệt các dự án chung cư, cơ quan chức năng đều xem xét cẩn trọng, căn cứ trên nhiều tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật, xã hội. 
Khu vực nội đô thành phố Hà Nội đang bội thực với hàng loạt chung cư cao tầng, gây áp lực lớn lên hạ tầng đô thị và là nguyên nhân chính gây ùn tắc giao thông
Khu vực nội đô thành phố Hà Nội đang bội thực với hàng loạt chung cư cao tầng, gây áp lực lớn lên hạ tầng đô thị và là nguyên nhân chính gây ùn tắc giao thông
Nếu dự án được đồng ý về mặt chủ trương thì sẽ xem xét các bước tiếp theo về dân số, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất… nhằm đáp ứng hài hòa về mặt kiến trúc cũng như các vấn đề xã hội liên quan. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều dự án chung cư vẫn hình thành dày đặc ở một số con hẻm, tuyến đường gây quá tải về hạ tầng.

Không chỉ các quận nội thành hạ tầng quá tải do mật độ xây dựng quá cao, mà ngay các quận ven và huyện ngoại thành cũng đang đối mặt với tình trạng này. Đường Phan Văn Hớn (quận 12) lâu nay vốn dĩ thưa thớt, hơn một năm trước ít có tình trạng ùn ứ hay kẹt xe xảy ra. Vậy mà nay tình trạng ùn ứ, kẹt xe xảy ra thường xuyên. Nguyên nhân do một số chung cư được đưa vào sử dụng như Tín Phong, Techco và nhiều dự án khác đang triển khai xây dựng (như Topaz Home, Phúc Phúc Yên, Doport Tham Lương...). Hiện nay, các dự án trong khu dân cư tập trung nhiều ở các quận như Tân Phú, Tân Bình, quận 12, Thủ Đức, quận 7. Trước tình trạng trên, Sở Quy hoạch và Kiến trúc (QH-KT) đang phối hợp với Sở Giao thông Vận tải (GTVT) xác định các điểm nóng ùn tắc giao thông và đề xuất UBND TPHCM hạn chế đầu tư cao ốc. 

Theo nhiều chuyên gia, ở những tuyến đường hay kẹt xe thì không nên cho xây thêm cao tầng, trừ khi chủ đầu tư muốn làm nhanh dự án thì phải đóng góp kinh phí để Nhà nước đầu tư hạ tầng, phục vụ lại chuyện xây dựng. Trên thực tế, Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Khi những nơi đã có quy hoạch chi tiết mà không cấp phép đầu tư cao ốc cũng là sự bất cập, là cái khó trong phát triển kinh tế - xã hội. Hơn nữa, nhà đầu tư đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính thì Nhà nước phải có trách nhiệm đầu tư cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, do hai nguồn lực này có độ vênh lớn nên trong một giai đoạn nhất định phải chấp nhận tạm ngưng đầu tư cao ốc. Trường hợp nhà đầu tư vẫn có nhu cầu đầu tư ở các điểm nóng này thì có thể xem xét nhưng họ phải đóng góp khoản kinh phí hợp lý. Việc này Sở QH-KT sẽ phối hợp với Sở Tài chính để có tính toán, đề xuất cụ thể. Sở GTVT TPHCM cho biết, sở này đang soạn thảo quy trình đánh giá tác động giao thông khi thực hiện các dự án cao ốc, trung tâm thương mại. Theo đó, trước khi thực hiện dự án, chủ đầu tư phải có trách nhiệm thuê tư vấn độc lập thực hiện việc đánh giá tác động của dự án trong quá trình thi công, khai thác đến hệ thống giao thông hiện hữu. Ngoài ra, UBND TP cũng giao nhiệm vụ cho Sở GTVT tham gia góp ý từ khâu xét duyệt các chỉ tiêu quy hoạch, lập quy hoạch mặt bằng đối với các dự án cao ốc, trung tâm thương mại, góp phần tháo gỡ các bất cập trong việc đầu tư cao ốc, làm ảnh hưởng đến giao thông như lâu nay. 
Trước tình hình nói trên, ý kiến đề xuất của nhiều chuyên gia rất cần được lãnh đạo TP lưu tâm.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Horea, cần nghiêm túc xem xét lại việc cấp phép đầu tư cao ốc, trung tâm thương mại ở các khu vực dễ ùn tắc giao thông. Nguyên tắc hạ tầng đi trước, xây dựng đi sau dứt khoát phải được thực hiện nghiêm túc. Đồng thời, Nhà nước phải có trách nhiệm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch. Chấm dứt quy trình ngược trong cấp phép xây dựng dự án nhà cao tầng, trung tâm thương mại... mà phải có đánh giá tác động và phải gắn trách nhiệm của nhà đầu tư đối với hệ quả do dự án gây ra.

Tin cùng chuyên mục