Trong bối cảnh nợ công cao; nhiều khoản thuế xuất nhập khẩu phải giảm khi Việt Nam hội nhập với thế giới, tham gia nhiều hiệp định thương mại và nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được thời cơ này để phát triển, để đóng góp nhiều hơn cho đất nước; đặc biệt khi nguồn thu từ khai thác tài nguyên giảm mạnh vì nhiều nguyên nhân… việc tìm thêm các khoản thu cho ngân sách là cần thiết.
Thế nhưng, trong bối cảnh người dân và doanh nghiệp đã mệt mỏi vì hàng loạt thuế, phí, thì Nhà nước phải xem xét mọi lẽ, trước khi đặt thêm các loại thuế mới. Trước hết, nên rà soát lại các loại thuế, phí, xem chúng đã hợp lý chưa, liệu có tình trạng “thuế chồng thuế, thuế chồng phí”? Đơn cử, trong lĩnh vực đất đai, theo Hiệp hội Bất động sản TPHCM, tiền sử dụng đất đang là ẩn số, là gánh nặng cho doanh nghiệp. Chủ đầu tư dự án đang phải nộp tiền sử dụng đất rất lớn, bằng khoảng 70% chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng nên có thể nói doanh nghiệp gần như phải mua lại quyền sử dụng đất lần thứ hai, và gánh nặng này cuối cùng người mua nhà phải gánh chịu. Tiền sử dụng đất đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành nhà ở: khoảng 10% trong giá thành căn hộ chung cư; khoảng 30% trong giá thành nhà phố; khoảng 50% trong giá thành biệt thự. Trong giao thông, ngoài phí môi trường được tính vào giá thành xăng, dầu, phương tiện giao thông của người dân và doanh nghiệp khi lưu thông trên đường còn phải trả hàng loạt phí khác như phí cầu đường, phí lưu đậu xe… Chưa kể, ngay cả phương tiện giao thông mà người dân và doanh nghiệp sử dụng cũng phải chịu hàng loạt thuế, phí… mới được lăn bánh trên đường...
Sau nữa, đó là rà soát lại việc sử dụng ngân sách trong thời gian qua. Liệu chúng đã thực sự hiệu quả, tiết kiệm và minh bạch? Đây là động thái vô cùng cần thiết và quan trọng để có thể thuyết phục người dân đóng thêm thuế. Theo những gì người dân thấy, dù đã có nhiều nỗ lực nhưng việc quản lý chi tiêu ngân sách của nhiều bộ, ngành, địa phương còn rất lỏng lẻo, không hiệu quả và thiếu minh bạch. Chi phí xây dựng không ít công trình của Việt Nam vẫn ở mức cao một cách khó hiểu so với chi phí xây dựng các công trình tương tự ở nhiều nước khác. Đã vậy, chất lượng công trình lại không đảm bảo. Nhiều tuyến đường đưa vào sử dụng chưa được bao lâu đã lún, nứt. Cầu, hầm, nhà ở xã hội… bị rạn, xuống cấp. Trong khi nhiều ngôi trường, nhiều bệnh viện, đặc biệt các trường, các bệnh viện ở vùng sâu, xa vẫn “nhà tranh, vách đất” gió lùa, mưa dột… Bữa ăn của các em học sinh chỉ có rau, củ, mắm, muối thì nhiều cổng chào “hoành tráng”, nhiều công sở, quảng trường “to đùng”… vẫn mọc lên. Tất nhiên, nếu dư dật, việc xây dựng các công trình ấy chẳng có gì sai nhưng trong bối cảnh này, nên chăng? Rồi bộ máy hành chính cồng kềnh, kém hiệu quả. Đây là điều mà Chính phủ đã nhìn thấy và đã quyết tâm xử lý bằng cách tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy cho hiệu quả hơn… Thế nhưng, kết quả vẫn chưa như kỳ vọng.
Do vậy, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là thu phục lòng dân bằng việc chấn chỉnh mạnh mẽ các tồn tại trên, trước khi bàn đến việc thu thêm thuế. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, trong đó có nội dung giảm biên chế. Theo đó, giảm 1,7% biên chế công chức so với số giao năm 2015; giảm tối thiểu 2,5% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với số giao năm 2015; kịp thời thay thế các cán bộ, công chức trì trệ, cản trở, không hoàn thành nhiệm vụ… Người dân muốn thấy việc này được thực thi quyết liệt ở tất cả các cơ quan, địa phương. Rồi việc xây dựng công sở, quảng trường, cổng chào… “hoành tráng” cần dừng ngay tức khắc. Thuế của người dân đóng góp phải được ưu tiên cho đầu tư xây dựng các công trình phục vụ cuộc sống của người dân. Từng đồng thuế dùng vào việc gì đều phải minh bạch. Chi phí xây dựng các công trình phải được công khai và phải được giải thích rõ, vì sao? Và quan trọng hơn cả, việc thu thuế phải đảm bảo “khoan sức dân”. “Nuôi” và “chăm” cho “nguồn thu” tốt là cách khôn ngoan nhất để có được nguồn thu lâu dài. Có thể, tất cả những việc này không thể làm một sớm, một chiều nhưng Nhà nước phải cho người dân thấy quyết tâm (bằng hành động cụ thể) thực thi của mình. Đến lúc đó, chắc chắn không người dân nào lại từ chối đóng thuế để góp phần xây dựng đất nước.
Thế nhưng, trong bối cảnh người dân và doanh nghiệp đã mệt mỏi vì hàng loạt thuế, phí, thì Nhà nước phải xem xét mọi lẽ, trước khi đặt thêm các loại thuế mới. Trước hết, nên rà soát lại các loại thuế, phí, xem chúng đã hợp lý chưa, liệu có tình trạng “thuế chồng thuế, thuế chồng phí”? Đơn cử, trong lĩnh vực đất đai, theo Hiệp hội Bất động sản TPHCM, tiền sử dụng đất đang là ẩn số, là gánh nặng cho doanh nghiệp. Chủ đầu tư dự án đang phải nộp tiền sử dụng đất rất lớn, bằng khoảng 70% chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng nên có thể nói doanh nghiệp gần như phải mua lại quyền sử dụng đất lần thứ hai, và gánh nặng này cuối cùng người mua nhà phải gánh chịu. Tiền sử dụng đất đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành nhà ở: khoảng 10% trong giá thành căn hộ chung cư; khoảng 30% trong giá thành nhà phố; khoảng 50% trong giá thành biệt thự. Trong giao thông, ngoài phí môi trường được tính vào giá thành xăng, dầu, phương tiện giao thông của người dân và doanh nghiệp khi lưu thông trên đường còn phải trả hàng loạt phí khác như phí cầu đường, phí lưu đậu xe… Chưa kể, ngay cả phương tiện giao thông mà người dân và doanh nghiệp sử dụng cũng phải chịu hàng loạt thuế, phí… mới được lăn bánh trên đường...
Sau nữa, đó là rà soát lại việc sử dụng ngân sách trong thời gian qua. Liệu chúng đã thực sự hiệu quả, tiết kiệm và minh bạch? Đây là động thái vô cùng cần thiết và quan trọng để có thể thuyết phục người dân đóng thêm thuế. Theo những gì người dân thấy, dù đã có nhiều nỗ lực nhưng việc quản lý chi tiêu ngân sách của nhiều bộ, ngành, địa phương còn rất lỏng lẻo, không hiệu quả và thiếu minh bạch. Chi phí xây dựng không ít công trình của Việt Nam vẫn ở mức cao một cách khó hiểu so với chi phí xây dựng các công trình tương tự ở nhiều nước khác. Đã vậy, chất lượng công trình lại không đảm bảo. Nhiều tuyến đường đưa vào sử dụng chưa được bao lâu đã lún, nứt. Cầu, hầm, nhà ở xã hội… bị rạn, xuống cấp. Trong khi nhiều ngôi trường, nhiều bệnh viện, đặc biệt các trường, các bệnh viện ở vùng sâu, xa vẫn “nhà tranh, vách đất” gió lùa, mưa dột… Bữa ăn của các em học sinh chỉ có rau, củ, mắm, muối thì nhiều cổng chào “hoành tráng”, nhiều công sở, quảng trường “to đùng”… vẫn mọc lên. Tất nhiên, nếu dư dật, việc xây dựng các công trình ấy chẳng có gì sai nhưng trong bối cảnh này, nên chăng? Rồi bộ máy hành chính cồng kềnh, kém hiệu quả. Đây là điều mà Chính phủ đã nhìn thấy và đã quyết tâm xử lý bằng cách tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy cho hiệu quả hơn… Thế nhưng, kết quả vẫn chưa như kỳ vọng.
Do vậy, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là thu phục lòng dân bằng việc chấn chỉnh mạnh mẽ các tồn tại trên, trước khi bàn đến việc thu thêm thuế. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, trong đó có nội dung giảm biên chế. Theo đó, giảm 1,7% biên chế công chức so với số giao năm 2015; giảm tối thiểu 2,5% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với số giao năm 2015; kịp thời thay thế các cán bộ, công chức trì trệ, cản trở, không hoàn thành nhiệm vụ… Người dân muốn thấy việc này được thực thi quyết liệt ở tất cả các cơ quan, địa phương. Rồi việc xây dựng công sở, quảng trường, cổng chào… “hoành tráng” cần dừng ngay tức khắc. Thuế của người dân đóng góp phải được ưu tiên cho đầu tư xây dựng các công trình phục vụ cuộc sống của người dân. Từng đồng thuế dùng vào việc gì đều phải minh bạch. Chi phí xây dựng các công trình phải được công khai và phải được giải thích rõ, vì sao? Và quan trọng hơn cả, việc thu thuế phải đảm bảo “khoan sức dân”. “Nuôi” và “chăm” cho “nguồn thu” tốt là cách khôn ngoan nhất để có được nguồn thu lâu dài. Có thể, tất cả những việc này không thể làm một sớm, một chiều nhưng Nhà nước phải cho người dân thấy quyết tâm (bằng hành động cụ thể) thực thi của mình. Đến lúc đó, chắc chắn không người dân nào lại từ chối đóng thuế để góp phần xây dựng đất nước.