Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo SGGP, GS-TSKH Nguyễn Quang Thái (ảnh), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Việt Nam, cho rằng, so với kỳ vọng, vốn FDI vẫn chưa phát huy được các lợi thế so sánh trong việc đầu tư công nghệ cao, trong việc phát huy sức lan tỏa và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
* PHÓNG VIÊN: Ông nhìn nhận thế nào về dòng vốn FDI vào Việt Nam?
* GS-TSKH NGUYỄN QUANG THÁI: Trong quá trình đổi mới và phát triển, vấn đề vốn, lao động và công nghệ có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình phát triển. Vì thế, ngay trong giai đoạn khởi đầu đổi mới, Việt Nam đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài cuối năm 1987. Sau 30 năm, Việt Nam đã thu hút được hơn 336 tỷ USD vốn FDI với khoảng 12.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động từ hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đến nay, vốn FDI đã giải ngân được hơn 150 tỷ USD, chiếm 45% vốn đăng ký, đóng góp hơn 20% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội; thu hút hơn 3 triệu lao động - chiếm 28% lao động của các DN; đóng góp hơn 2/3 giá trị xuất khẩu với chất lượng ngày càng cao; đóng góp gần 20% GDP của cả nước. Đó là những thành tựu đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, so với các mục tiêu và kỳ vọng ban đầu, nguồn vốn FDI còn có các nhược điểm. Tỷ trọng của khu vực FDI lớn trong nền kinh tế Việt Nam, nhưng tác động không tương xứng. Công nghệ thực tế của các DN FDI chủ yếu là loại trung bình và thấp. Nếu có một ít công nghệ cao thì phía bên nước ngoài vẫn nắm, chủ yếu lợi dụng “made in Vietnam” để tận dụng lợi thế của các hiệp định thương mại tự do Việt Nam ký với các nước; tình trạng “chuyển giá” còn nặng nề khi nhiều năm có tới 45% DN FDI báo lỗ liên tiếp nhưng vẫn mở rộng đầu tư. Trong khi đó, không có nhiều DN hay viện nghiên cứu nội địa kết nối để học tập, “giải mã” công nghệ của DN FDI. Nếu DN FDI rút về nước hay đi nước khác thì “bài toán” kinh tế Việt Nam trong mạng sản xuất và thị trường toàn cầu trở nên cực kỳ khó khăn.
* Hệ quả lâu dài của thực trạng trên với nền kinh tế Việt Nam là gì, thưa ông?
* Sở dĩ khu vực FDI phần lớn sử dụng công nghệ thấp và vừa là do thiếu các quy định bắt buộc theo lộ trình chung và nhất là việc “cạnh tranh” thu hút FDI của các địa phương. Khi các địa phương đều xác định cơ cấu kinh tế “giống nhau”, cùng “trải thảm đỏ” thu hút dự án FDI tương tự nhau thì hệ quả là các dự án chỉ có công nghệ thấp hoặc trung bình. Do các DN FDI có thị trường rộng lớn ở Việt Nam, khu vực và toàn cầu nên tạm thời vẫn bám trụ được. Nhưng trong dài hạn, khi cạnh tranh gay gắt hơn, công nghệ tiến bộ nhanh thì có khả năng các DN FDI đã đầu tư vào Việt Nam sẽ bị thay thế do hiệu quả giảm quá mức cho phép. Nhà đầu tư ngoại có thể không mở rộng hay cải tiến DN mà sẽ “chuyển” sang nước khác có lợi thế hơn, hay “về nhà”. Khi đó, những hệ lụy để lại sẽ rất lớn. Công nghiệp Việt Nam lại rỗng ruột hơn vì không thể lấp được chỗ trống. Các điều tra cho thấy, phần lớn DN thu hút lao động nhiều, có công nghệ thấp là DN dệt may, địa ốc... Hệ quả là trong nước chỉ có 12,7% DN thuộc nhóm ngành công nghệ cao. Nhưng ngay các dự án có vẻ công nghệ cao thì thực chất chỉ là từng công đoạn “ẩn tàng” trong một dây chuyền sản xuất với “bí quyết” đã bị DN FDI giữ kín. Ngay các phòng thí nghiệm được lập ở các dự án FDI cũng thường không lớn và chỉ làm hỗ trợ, thích nghi với điều kiện trong nước mà không phải nghiên cứu nhằm mục tiêu đổi mới, sáng tạo.
Ngoài ra, các dự án FDI tuy có thu hút thêm nhiều lao động trẻ, nhưng đòi hỏi tay nghề thấp, nên năng suất lao động không cao. Chẳng hạn như trong lĩnh vực dệt may, điện tử, DN FDI đã “tận dụng” lao động nữ ở mức rất cao, nhưng gần như không đào tạo hoặc chỉ qua các lớp tập huấn ngắn ngày, không đáng kể. Phần lớn lao động nữ đã bị “rời khỏi” DN ở độ tuổi 30 - 35 khi không còn khả năng làm việc năng động. Họ không biết chuyển sang ngành nghề nào và cũng không có điều khoản nào trong hợp đồng lao động bảo vệ họ.
* Vậy theo ông, tới đây, chính sách với DN FDI cần phải có tầm nhìn ra sao?
* Điều rất đáng lưu tâm là những nhược điểm nêu trên sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng, vì cạnh tranh thu hút FDI trong khu vực và thế giới cũng rất gay gắt. Những diễn biến mới của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và cạnh tranh trong hội nhập, phát triển bền vững đòi hỏi mỗi quốc gia phải có điều chỉnh thích hợp, kể cả trong thu hút và sử dụng vốn FDI.
Trong ngắn hạn, kinh tế thế giới dù trồi sụt khác nhau, nhưng chiều hướng chung vẫn đang đà khôi phục. Khi tiến bước vào giai đoạn cạnh tranh mới, năng suất lao động của các DN FDI có xu hướng tăng chậm hơn và giảm sút. Vì thế, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng sẽ đòi hỏi có cách tiếp cận mới, đặc biệt cấp thiết với Việt Nam. Các phân tích dòng vốn FDI toàn cầu trong 10 năm gần đây cho thấy, quy mô dòng vốn tăng lên, nhưng vốn vào các nước đang phát triển lại giảm sút ít nhiều. Tuy nhiên, vốn FDI cam kết và thực hiện đều liên tục tăng ở Việt Nam. Đây có phải là xu hướng dài hạn và Việt Nam có cần điều chỉnh gì trong chính sách?
Theo quan điểm của tôi, thứ nhất, vốn FDI vẫn cần thiết quy mô lớn cho Việt Nam trong giai đoạn 10 năm tới (ít ra tới năm 2025, khi vẫn còn “dân số vàng”). Nếu tỷ lệ đầu tư là 35% GDP được duy trì, nhưng tích lũy nội địa chỉ khoảng 25% - 30% GDP thì nhu cầu bổ sung nguồn bên ngoài 5% - 10% GDP, tức là cần trên 10 - 15 tỷ USD/năm. Tỷ lệ vốn ngoại vẫn cần cao trên dưới 20% trong tổng vốn đầu tư, để đóng góp phát triển các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, hạ tầng. Thứ hai, quan trọng hơn là tăng cường vốn FDI về chất lượng (trình độ khoa học công nghệ, mở rộng thị trường, đào tạo lao động và phát huy tác động lan tỏa). Trong điều kiện cơ cấu lại nền kinh tế, tăng năng suất lao động và khả năng cạnh tranh thì nâng cao chất lượng vốn FDI trong thu hút và sử dụng có ý nghĩa rất quan trọng. Tất cả vấn đề này cần được quy định trong thể chế kinh tế được xác định ở cấp cao.
* Nhiều ý kiến cho rằng, chính sách thu hút và sử dụng vốn FDI cần có thay đổi mạnh mẽ, trong đó, cần có sự quan tâm hơn cho sự phát triển DN nội địa. Quan điểm của ông ra sao?
Dù không phân biệt đối xử, nhưng trên thế giới vẫn có sự ưu đãi hơn nhất định đối với DN nội địa, đồng thời cũng có những yêu cầu tập trung hơn cho các DN FDI vào các dự án có thị trường lớn, năng suất lao động cao, công nghệ cao, có độ lan tỏa rộng. Thêm vào đó, cũng cần có những quy định về chế độ hạch toán và giải pháp “liên thông” quốc tế để chống chuyển giá... Tất cả các yêu cầu đó đòi hỏi các cơ quan quản lý cần sớm nghiên cứu hoàn thiện luật và các điều khoản liên quan đến thu hút và sử dụng vốn FDI để nâng cao hơn nữa hiệu quả của nguồn vốn này. Việc hoàn thiện Luật Quy hoạch và vai trò của kinh tế vùng cũng tạo điều kiện để phát huy hết lợi thế cạnh tranh của vốn FDI thích ứng với từng vùng lãnh thổ và các điều kiện đang thay đổi nhanh chóng. Cũng cần xem xét liên hoàn với luật về khu hành chính - kinh tế đặc biệt để các ưu đãi với FDI được tập trung vào các hướng ưu tiên thuận lợi cho phát triển kinh tế Việt Nam, vươn ra thế giới, nhưng đồng thời không làm cản trở kinh tế nội địa.
* Xin cảm ơn ông!
* GS-TSKH NGUYỄN QUANG THÁI: Trong quá trình đổi mới và phát triển, vấn đề vốn, lao động và công nghệ có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình phát triển. Vì thế, ngay trong giai đoạn khởi đầu đổi mới, Việt Nam đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài cuối năm 1987. Sau 30 năm, Việt Nam đã thu hút được hơn 336 tỷ USD vốn FDI với khoảng 12.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động từ hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đến nay, vốn FDI đã giải ngân được hơn 150 tỷ USD, chiếm 45% vốn đăng ký, đóng góp hơn 20% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội; thu hút hơn 3 triệu lao động - chiếm 28% lao động của các DN; đóng góp hơn 2/3 giá trị xuất khẩu với chất lượng ngày càng cao; đóng góp gần 20% GDP của cả nước. Đó là những thành tựu đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, so với các mục tiêu và kỳ vọng ban đầu, nguồn vốn FDI còn có các nhược điểm. Tỷ trọng của khu vực FDI lớn trong nền kinh tế Việt Nam, nhưng tác động không tương xứng. Công nghệ thực tế của các DN FDI chủ yếu là loại trung bình và thấp. Nếu có một ít công nghệ cao thì phía bên nước ngoài vẫn nắm, chủ yếu lợi dụng “made in Vietnam” để tận dụng lợi thế của các hiệp định thương mại tự do Việt Nam ký với các nước; tình trạng “chuyển giá” còn nặng nề khi nhiều năm có tới 45% DN FDI báo lỗ liên tiếp nhưng vẫn mở rộng đầu tư. Trong khi đó, không có nhiều DN hay viện nghiên cứu nội địa kết nối để học tập, “giải mã” công nghệ của DN FDI. Nếu DN FDI rút về nước hay đi nước khác thì “bài toán” kinh tế Việt Nam trong mạng sản xuất và thị trường toàn cầu trở nên cực kỳ khó khăn.
* Hệ quả lâu dài của thực trạng trên với nền kinh tế Việt Nam là gì, thưa ông?
* Sở dĩ khu vực FDI phần lớn sử dụng công nghệ thấp và vừa là do thiếu các quy định bắt buộc theo lộ trình chung và nhất là việc “cạnh tranh” thu hút FDI của các địa phương. Khi các địa phương đều xác định cơ cấu kinh tế “giống nhau”, cùng “trải thảm đỏ” thu hút dự án FDI tương tự nhau thì hệ quả là các dự án chỉ có công nghệ thấp hoặc trung bình. Do các DN FDI có thị trường rộng lớn ở Việt Nam, khu vực và toàn cầu nên tạm thời vẫn bám trụ được. Nhưng trong dài hạn, khi cạnh tranh gay gắt hơn, công nghệ tiến bộ nhanh thì có khả năng các DN FDI đã đầu tư vào Việt Nam sẽ bị thay thế do hiệu quả giảm quá mức cho phép. Nhà đầu tư ngoại có thể không mở rộng hay cải tiến DN mà sẽ “chuyển” sang nước khác có lợi thế hơn, hay “về nhà”. Khi đó, những hệ lụy để lại sẽ rất lớn. Công nghiệp Việt Nam lại rỗng ruột hơn vì không thể lấp được chỗ trống. Các điều tra cho thấy, phần lớn DN thu hút lao động nhiều, có công nghệ thấp là DN dệt may, địa ốc... Hệ quả là trong nước chỉ có 12,7% DN thuộc nhóm ngành công nghệ cao. Nhưng ngay các dự án có vẻ công nghệ cao thì thực chất chỉ là từng công đoạn “ẩn tàng” trong một dây chuyền sản xuất với “bí quyết” đã bị DN FDI giữ kín. Ngay các phòng thí nghiệm được lập ở các dự án FDI cũng thường không lớn và chỉ làm hỗ trợ, thích nghi với điều kiện trong nước mà không phải nghiên cứu nhằm mục tiêu đổi mới, sáng tạo.
Ngoài ra, các dự án FDI tuy có thu hút thêm nhiều lao động trẻ, nhưng đòi hỏi tay nghề thấp, nên năng suất lao động không cao. Chẳng hạn như trong lĩnh vực dệt may, điện tử, DN FDI đã “tận dụng” lao động nữ ở mức rất cao, nhưng gần như không đào tạo hoặc chỉ qua các lớp tập huấn ngắn ngày, không đáng kể. Phần lớn lao động nữ đã bị “rời khỏi” DN ở độ tuổi 30 - 35 khi không còn khả năng làm việc năng động. Họ không biết chuyển sang ngành nghề nào và cũng không có điều khoản nào trong hợp đồng lao động bảo vệ họ.
* Vậy theo ông, tới đây, chính sách với DN FDI cần phải có tầm nhìn ra sao?
* Điều rất đáng lưu tâm là những nhược điểm nêu trên sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng, vì cạnh tranh thu hút FDI trong khu vực và thế giới cũng rất gay gắt. Những diễn biến mới của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và cạnh tranh trong hội nhập, phát triển bền vững đòi hỏi mỗi quốc gia phải có điều chỉnh thích hợp, kể cả trong thu hút và sử dụng vốn FDI.
Trong ngắn hạn, kinh tế thế giới dù trồi sụt khác nhau, nhưng chiều hướng chung vẫn đang đà khôi phục. Khi tiến bước vào giai đoạn cạnh tranh mới, năng suất lao động của các DN FDI có xu hướng tăng chậm hơn và giảm sút. Vì thế, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng sẽ đòi hỏi có cách tiếp cận mới, đặc biệt cấp thiết với Việt Nam. Các phân tích dòng vốn FDI toàn cầu trong 10 năm gần đây cho thấy, quy mô dòng vốn tăng lên, nhưng vốn vào các nước đang phát triển lại giảm sút ít nhiều. Tuy nhiên, vốn FDI cam kết và thực hiện đều liên tục tăng ở Việt Nam. Đây có phải là xu hướng dài hạn và Việt Nam có cần điều chỉnh gì trong chính sách?
Theo quan điểm của tôi, thứ nhất, vốn FDI vẫn cần thiết quy mô lớn cho Việt Nam trong giai đoạn 10 năm tới (ít ra tới năm 2025, khi vẫn còn “dân số vàng”). Nếu tỷ lệ đầu tư là 35% GDP được duy trì, nhưng tích lũy nội địa chỉ khoảng 25% - 30% GDP thì nhu cầu bổ sung nguồn bên ngoài 5% - 10% GDP, tức là cần trên 10 - 15 tỷ USD/năm. Tỷ lệ vốn ngoại vẫn cần cao trên dưới 20% trong tổng vốn đầu tư, để đóng góp phát triển các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, hạ tầng. Thứ hai, quan trọng hơn là tăng cường vốn FDI về chất lượng (trình độ khoa học công nghệ, mở rộng thị trường, đào tạo lao động và phát huy tác động lan tỏa). Trong điều kiện cơ cấu lại nền kinh tế, tăng năng suất lao động và khả năng cạnh tranh thì nâng cao chất lượng vốn FDI trong thu hút và sử dụng có ý nghĩa rất quan trọng. Tất cả vấn đề này cần được quy định trong thể chế kinh tế được xác định ở cấp cao.
* Nhiều ý kiến cho rằng, chính sách thu hút và sử dụng vốn FDI cần có thay đổi mạnh mẽ, trong đó, cần có sự quan tâm hơn cho sự phát triển DN nội địa. Quan điểm của ông ra sao?
Dù không phân biệt đối xử, nhưng trên thế giới vẫn có sự ưu đãi hơn nhất định đối với DN nội địa, đồng thời cũng có những yêu cầu tập trung hơn cho các DN FDI vào các dự án có thị trường lớn, năng suất lao động cao, công nghệ cao, có độ lan tỏa rộng. Thêm vào đó, cũng cần có những quy định về chế độ hạch toán và giải pháp “liên thông” quốc tế để chống chuyển giá... Tất cả các yêu cầu đó đòi hỏi các cơ quan quản lý cần sớm nghiên cứu hoàn thiện luật và các điều khoản liên quan đến thu hút và sử dụng vốn FDI để nâng cao hơn nữa hiệu quả của nguồn vốn này. Việc hoàn thiện Luật Quy hoạch và vai trò của kinh tế vùng cũng tạo điều kiện để phát huy hết lợi thế cạnh tranh của vốn FDI thích ứng với từng vùng lãnh thổ và các điều kiện đang thay đổi nhanh chóng. Cũng cần xem xét liên hoàn với luật về khu hành chính - kinh tế đặc biệt để các ưu đãi với FDI được tập trung vào các hướng ưu tiên thuận lợi cho phát triển kinh tế Việt Nam, vươn ra thế giới, nhưng đồng thời không làm cản trở kinh tế nội địa.
* Xin cảm ơn ông!
Tại cuộc họp đôn đốc công tác chuẩn bị các hội nghị chuyên đề năm 2018, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng về kế hoạch tổ chức hội nghị tổng kết 30 năm thu hút đầu tư FDI tại Việt Nam. Dự kiến, hội nghị sẽ tổ chức trong tháng 5 hoặc tháng 6.