Cần cơ chế đặc thù cho dự án đường Vành đai 3 TPHCM ​

Theo kế hoạch Dự án đường Vành đai 3 của TPHCM và Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư ngay tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV trong tháng 5 này. Hiện Hà Nội và TPHCM rất quyết tâm thúc đẩy dự án.
Sơ đồ đường Vành đai 3 của TPHCM
Sơ đồ đường Vành đai 3 của TPHCM

Ngày 4-5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức cuộc tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Kết nối giao thông vành đai liên vùng - động lực cho phát triển bứt phá".

Thông tin tại tọa đàm cho thấy, trong 20 năm qua, cả nước mới hoàn thành được khoảng 1.000km đường cao tốc. Phát triển hạ tầng là 1 trong 3 đột phá chiến lược đã được Đảng, Nhà nước xác định, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội; trong đó đặt mục tiêu trong nhiệm kỳ 2021-2025 hoàn thành 2.000 km đường cao tốc.

Cùng với nhiều dự án giao thông trọng điểm quốc gia đang được triển khai để hiện thực hóa mục tiêu trên, Dự án đường Vành đai 3 TPHCM và Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội là một trong những dự án giao thông trọng điểm có ý nghĩa hết sức quan trọng cũng đang tích cực được triển khai đầu tư.

Với mục tiêu hoàn thành ngay trong giai đoạn 2021-2025, các dự án này không chỉ đáp ứng nhu cầu giảm tải áp lực cho giao thông khu vực nội đô, tạo bước đột phá về phát triển kinh tế-xã hội cho các địa phương trong vùng Thủ đô và vùng Đông Nam Bộ, dự án còn tạo không gian phát triển mới để khai thác tiềm năng sử dụng đất đai, cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế .

Theo kế hoạch Dự án đường Vành đai 3 của TPHCM và Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư ngay tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV trong tháng 5 này. Hiện Hà Nội và TPHCM rất quyết tâm thúc đẩy dự án.

Cần cơ chế đặc thù cho dự án đường Vành đai 3 TPHCM ​ ảnh 1 Các đại biểu tham gia tọa đàm

Theo Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Quốc Phương, nhiệm vụ xây dựng dự án Vành đai 3 TPHCM, Vành đai 4 Thủ đô Hà Nội được đề cập trong các nhiệm vụ triển khai trong nhiệm kỳ 2021-2025. Số lượng đường cao tốc những năm qua đạt được khá thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước, vì vậy Chính phủ đặt ra mục tiêu hoàn thành 2 tuyến đường Vành đai số 3 TPHCM và số 4 TP Hà Nội tại thời điểm hiện nay hết sức hợp lý.

Cần cơ chế đặc thù cho dự án đường Vành đai 3 TPHCM ​ ảnh 2 Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Quốc Phương


“Thời điểm hiện nay đã chín muồi, mang ý nghĩa rất lớn khi gắn với mục tiêu phát triển đất nước với mục tiêu đến năm 2030, đặc biệt sự đột phá nhất định”, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT nhấn mạnh.

Chia sẻ tại tọa đàm, Giám đốc Sở GTVT TPHCM Trần Quang Lâm thông tin, đối với Dự án đường Vành đai 3 của TPHCM, Chính phủ đã chấp thuận phương thức triển khai theo hình thức đầu tư công. Với vai trò "nhạc trưởng", trong tờ trình, Chính phủ đã trình Quốc hội, TPHCM sẽ là cơ quan đầu mối, sẽ điều hành tổng thể trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Về vấn đề tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng, TPHCM và các tỉnh đã thống nhất chủ trương tách bồi thường, giải phóng mặt bằng thành các dự án riêng để thể hiện quyết tâm triển khai bằng được. Sau khi Quốc hội thông qua, các địa phương sẽ bắt tay ngay vào triển khai. Theo tiến độ, dự kiến cuối năm nay sẽ giải phóng mặt bằng để cuối năm sau sẽ khởi công.

“TPHCM đã thống nhất cao với các tỉnh, sau khi xem xét đánh giá năng lực, khả năng nguồn vốn, đã tham mưu, báo cáo Chính phủ, là các tỉnh thành sẽ đóng góp ngân sách khoảng 50% để tham gia vào dự án”, Giám đốc Sở GTVT TPHCM Trần Quang Lâm cho biết.

Thực tiễn triển khai cho thấy, các dự án đường bộ cao tốc có quy mô yêu cầu kỹ thuật phức tạp, tổng mức đầu tư lớn, thời gian chuẩn bị và hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật để khởi công dự án 3 năm và thời gian thi công hoàn thành kéo dài 2-5 năm. Phần lớn các dự án cao tốc khó có thể giải ngân toàn bộ nguồn vốn đầu tư trong một kỳ trung hạn.

Theo Giám đốc Sở GTVT TPHCM Trần Quang Lâm, dự án Vành đai 3 TPHCM có tổng mức đầu tư là 35.370 tỷ đồng, dự kiến giải ngân trong giai đoạn 2020-2025 là 81%, tức 61.000 tỷ đồng. Các tỉnh thành theo cơ chế sẽ tham gia 50% tổng mức đầu tư dự án thành phần của các tỉnh, riêng Long An 25%. TPHCM và Bình Dương tham gia vốn ngân sách địa phương lớn nhất, TPHCM là 24.000 tỷ đồng, Bình Dương 9.600 tỷ đồng, Đồng Nai khoảng 2.000 tỷ đồng, Long An khoảng 1.000 tỷ đồng.

TPHCM và các tỉnh đã rà soát lại đầu tư công trung hạn, các nguồn dự kiến và đã báo cáo HĐND thảo luận và đã có nghị quyết, cam kết với Chính phủ, Quốc hội sẽ bảo đảm việc bố trí nguồn lực ngân sách địa phương tham gia dự án với tỷ lệ cơ cấu, nguồn vốn như vậy trong giai đoạn 2025 và giai đoạn 2026-2030.

Trong giai đoạn 2021-2025, với các nguồn dự kiến, các tỉnh thành sẽ rà soát lại đầu tư công trung hạn, bảo đảm đầu tư có trọng tâm trọng điểm, theo đó ưu tiên cho dự án vành đai 3; rà soát để tăng thu từ nguồn đấu giá quỹ đất cũng như nguồn vốn hợp pháp khác. Tiếp theo là vay lại Chính phủ từ trái phiếu như Bộ Tài chính đã nêu.

Công tác giải phóng mặt bằng đang là điểm mấu chốt về tiến độ dự án, Hà Nội và TPHCM đều kiến nghị cơ chế đặc thù cho chỉ định thầu cho công tác này.

“Dự án Vành đai 3 TPHCM thành công hay không là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tiếp đó là vật liệu. Rất nhiều giải pháp, cách làm phải đổi mới và đồng bộ, với cơ chế đặc thù”, ông Trần Quang Lâm cho biết.

Theo ông Dương Bá Đức, Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính, giải phóng mặt bằng là nút thắt cho tất cả các dự án. Đây là sức ép cho các địa phương. Từng địa phương phải đẩy mạnh giải phóng mặt bằng. Khi sử dụng số vốn chưa được thực hiện thì chuyển cho chỗ khác, tránh tình trạng tắc nghẽn nguồn vốn, linh hoạt giải phóng nguồn vốn. Việc này rất cần thiết, nếu đạt được tính chủ động trong giải phóng mặt bằng thì hiệu quả của dự án sẽ rất cao. 

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ nhấn mạnh, bộ đã cùng TPHCM phối hợp nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách cho Chính phủ để Chính phủ xem xét trình Quốc hội ban hành cơ chế đặc thù cho hai dự án này.

>>Xem bản tiếng Anh tại đây

Tin cùng chuyên mục