Cần chủ động tầm soát ung thư vú

Tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư tăng trong những năm gần đây. 80% bệnh nhân ung thư tại Việt Nam được phát hiện ở giai đoạn muộn, khi các phương pháp điều trị khó đạt hiệu quả. Trong khi đó, nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ chữa khỏi có thể lên đến 90%, chi phí và hiệu quả điều trị cũng thuận lợi hơn rất nhiều.
Tư vấn về tầm soát ung thư vú đến nữ công nhân lao động
Tư vấn về tầm soát ung thư vú đến nữ công nhân lao động

Ngày 22-10, Báo Phụ Nữ TPHCM phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TPHCM, Nhà văn hóa Phụ nữ TP và Công ty Gene Solutions tổ chức tọa đàm với chủ đề “Tầm soát ung thư vú: Chọn chủ động - Trọn yêu thương”.

Tại buổi tọa đàm, nữ cán bộ hội, hội viên phụ nữ, nữ công nhân lao động được nghe các chuyên gia, bác sĩ (BS) như: Phó Giáo sư, TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương; ThS. BS Tăng Hùng Sang, Giám đốc Y khoa Gene Solutions, Viện Phó Viện di truyền y học chia sẻ các thông tin mới nhất về bệnh, tư vấn về việc hạn chế các nguyên nhân gây bệnh, phát hiện sớm và cách chữa trị ung thư vú.

Với thông điệp “Hãy yêu bản thân vì bạn chính là tương lai”, các chuyên gia đã lan tỏa thông điệp, phổ biến kỹ năng phòng chống ung thư vú, đồng thời, nâng cao nhận thức của các chị em phụ nữ về chủ động tầm soát, từ đó tăng hiệu quả chữa trị, nâng cao chất lượng sống, đẩy lùi nỗi lo ung thư. 

Cần chủ động tầm soát ung thư vú ảnh 1 Nữ cán bộ hội, nữ công nhân nghe các chuyên gia chia sẻ về bệnh ung thư vú
Thông tin tại buổi tọa đàm cho thấy, tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư tăng trong những năm gần đây. Điều này không chỉ là gánh nặng cho cá nhân hay gia đình, mà còn trở thành vấn nạn xã hội.
Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan), năm 2020, tỷ lệ mắc ung thư mới của Việt Nam đã tăng lên 9 bậc (xếp vị trí 90/185 quốc gia), từ 165.000 ca mới năm 2018 lên 182.000 ca mới vào năm 2020. Trong đó tỷ lệ tử vong do ung thư tăng 6 bậc, lên thứ 50/185 quốc gia chỉ sau 2 năm.

BS Hoàng Thị Diễm Tuyết chia sẻ, điều đáng tiếc là 80% bệnh nhân ung thư tại Việt Nam được phát hiện ở giai đoạn muộn, khi các phương pháp điều trị khó đạt hiệu quả. Do đó, muốn tăng hiệu quả chữa trị, giảm tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân ung thư, việc phát hiện sớm giữ vai trò then chốt. Nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ chữa khỏi có thể lên đến 90%, chi phí và hiệu quả điều trị cũng thuận lợi hơn rất nhiều.

Cần chủ động tầm soát ung thư vú ảnh 2 Đại diện ban tổ chức tặng hoa cảm ơn các chuyên gia tham dự buổi tọa đàm
Theo BS Nguyễn Duy Sinh, việc tầm soát ung thư sớm vô cùng có ý nghĩa. Do đó, rất cần có chiến lược tầm soát và phát hiện sớm ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng. Đặc biệt là áp dụng những giải pháp tiên tiến, hiệu quả, dễ dàng tiếp cận, tăng độ phủ trong hoạt động tầm soát, sàng lọc và phát hiện bệnh hiệu quả hơn trên diện rộng, ở nhiều lứa tuổi khác nhau.

Ngoài ra, tại buổi tọa đàm, ban tổ chức cũng tặng chị em phụ nữ 200 voucher ưu đãi 40% cho dịch vụ tầm soát ung thư toàn diện gồm: đánh giá nguy cơ mắc 15 loại ung thư di truyền phổ biến và tích hợp gói phân tích ctDNA từ tế bào ung thư trong máu.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện chất cấm trong sản phẩm tăng cường sinh lý cho nam giới

Phát hiện chất cấm trong sản phẩm tăng cường sinh lý cho nam giới

Ngày 2-4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã công bố kết quả thử nghiệm một số mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe tăng cường sinh lý cho nam giới, do Công ty TNHH Dược phẩm quốc tế Bảo Ngọc (Hà Nội) chịu trách nhiệm phân phối và quản lý chất lượng.

Ảnh minh họa

Bệnh lạ khiến cô bé 14 tuổi tự hành hạ bản thân

K.N. (14 tuổi) đột nhiên khó ngủ, la hét, khóc cười vô cớ và không nhận ra người nhà. Tại bệnh viện, em tự bóp cổ, cắn lưỡi làm chảy máu, gãy răng khiến bác sĩ phải tiêm thuốc an thần để bảo đảm an toàn. 

Triển khai bệnh án điện tử: Khó, vẫn phải làm nhanh!

Triển khai bệnh án điện tử: Khó, vẫn phải làm nhanh!

Việc triển khai ứng dụng bệnh án điện tử (BAĐT) thay thế cho bệnh án giấy nằm trong chủ trương chuyển đổi số ngành y tế. Tuy nhiên, đến nay cả nước mới chỉ có 142/1.650 bệnh viện triển khai thành công, trong khi theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ là tất cả bệnh viện phải triển khai BAĐT trước tháng 10-2025.

Gia tăng ca mắc sởi, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện phân luồng, lập khu điều trị cách ly

Gia tăng ca mắc sởi, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện phân luồng, lập khu điều trị cách ly

Các bệnh viện phải tổ chức phân luồng, bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi; bố trí khu vực thu dung điều trị bệnh sởi cách ly tại khoa truyền nhiễm, khoa nhi hoặc các khu vực cách ly của các khoa lâm sàng, bảo đảm việc cách ly ca bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn để phòng lây nhiễm chéo.

Nhân viên y tế tiến hành xét nghiệm bệnh sởi tại một điểm xét nghiệm lưu động ở Seminole, Texas. Ảnh: Los Angeles Times

Mỹ đối mặt đợt bùng phát sởi nghiêm trọng

Số liệu mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết tính đến ngày 28-3, Mỹ đã ghi nhận 483 ca sởi xác nhận tại 20 bang, với ít nhất 2 trường hợp tử vong và 70 ca nhập viện. Đây là đợt bùng phát sởi nghiêm trọng nhất trong nhiều năm.

Ứng phó với dịch sởi gia tăng

Ứng phó với dịch sởi gia tăng

Ngày 27-3, trước tình hình dịch sởi đang diễn biến phức tạp, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Y học Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai).

Dịch sởi ở trẻ em và người lớn đang có nhiều bất thường

Dịch sởi ở trẻ em và người lớn đang có nhiều bất thường

Qua công tác thu dung, điều trị bệnh nhân sởi cho thấy, dịch sởi năm nay ở trẻ em không chỉ gia tăng số ca mắc mà biểu hiện lâm sàng thường không điển hình, khó nhận định. Trong khi đó, đối với người lớn mắc sởi, số ca bị biến chứng nặng tăng cao hơn so với các năm trước.