Đó là hình ảnh về vị Giám đốc Viện Huyết học - Truyền máu trung ương, GS-TS Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Anh Trí, và hình ảnh về Trưởng Công an xã Quảng Điền, huyện Krông Ana (tỉnh Đắk Lắk) Lê Tấn Thịnh.
Hai hình ảnh trái ngược
Rất đông đồng nghiệp và bệnh nhân đã đến chia tay GS-TS Nguyễn Anh Trí nghỉ hưu trong buổi làm việc cuối cùng của ông; nhiều người đã khóc vì phải xa một người bác sĩ, một vị thủ trưởng tận tâm, tận tụy, có nhiều cống hiến cho ngành y. Hình ảnh đó đã tạo sự xúc động lớn đối với rất nhiều người, trong đó có cả những người chưa từng biết đến ông.
Hai hình ảnh trái ngược
Rất đông đồng nghiệp và bệnh nhân đã đến chia tay GS-TS Nguyễn Anh Trí nghỉ hưu trong buổi làm việc cuối cùng của ông; nhiều người đã khóc vì phải xa một người bác sĩ, một vị thủ trưởng tận tâm, tận tụy, có nhiều cống hiến cho ngành y. Hình ảnh đó đã tạo sự xúc động lớn đối với rất nhiều người, trong đó có cả những người chưa từng biết đến ông.
Trong khi đó, hình ảnh Trưởng Công an xã Lê Tấn Thịnh hung hăng đá đổ, đập phá thau chậu hàng hóa đang bày bán của tiểu thương tại chợ tự phát đã gây bức xúc, thậm chí là phẫn nộ trong dư luận. Nhiều người đã không tin đó là hành động của một cán bộ, một người được giao trọng trách giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương. Dù đoạn clip chưa nói lên đầy đủ và cũng chưa phản ánh đúng bản chất sự việc, nhưng bao nhiêu đó cũng cho thấy một hình ảnh rất xấu, rất phản cảm của một người cán bộ công an.
Trên thực tế, những hình ảnh đẹp của cán bộ công chức không hiếm. Hình ảnh đẹp từ các chiến sĩ cảnh sát giao thông khá nhiều, từ việc đẩy xe chết máy giúp dân, chở thí sinh bị trễ giờ đến điểm thi, bắt cướp, trả lại tài sản cho người đánh rơi… diễn ra đó đây, đã tạo được ấn tượng và tình cảm tốt đẹp với người dân. Hay hình ảnh các chiến sĩ công an và quân đội giúp dân gặt lúa chạy lũ, sửa chữa nhà cho dân sau thiên tai, hỗ trợ người dân đi qua vùng ngập nước… cũng đã thể hiện sự gần gũi, gắn bó với nhân dân. Nhiều chiến sĩ công an ngày đêm trinh sát, mai phục và đối đầu với những tội phạm nguy hiểm vẫn không bỏ cuộc, vì quyết bắt cho được kẻ phạm pháp, bảo vệ sự bình yên cho người dân. Nhiều chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy thấy rõ bao nhiêu hiểm nguy trước mặt, nhưng trong khi người ta “chạy ra” thì mình lại “chạy vào” để cứu người, cứu tài sản, dập tắt đám cháy.
Trên thực tế, những hình ảnh đẹp của cán bộ công chức không hiếm. Hình ảnh đẹp từ các chiến sĩ cảnh sát giao thông khá nhiều, từ việc đẩy xe chết máy giúp dân, chở thí sinh bị trễ giờ đến điểm thi, bắt cướp, trả lại tài sản cho người đánh rơi… diễn ra đó đây, đã tạo được ấn tượng và tình cảm tốt đẹp với người dân. Hay hình ảnh các chiến sĩ công an và quân đội giúp dân gặt lúa chạy lũ, sửa chữa nhà cho dân sau thiên tai, hỗ trợ người dân đi qua vùng ngập nước… cũng đã thể hiện sự gần gũi, gắn bó với nhân dân. Nhiều chiến sĩ công an ngày đêm trinh sát, mai phục và đối đầu với những tội phạm nguy hiểm vẫn không bỏ cuộc, vì quyết bắt cho được kẻ phạm pháp, bảo vệ sự bình yên cho người dân. Nhiều chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy thấy rõ bao nhiêu hiểm nguy trước mặt, nhưng trong khi người ta “chạy ra” thì mình lại “chạy vào” để cứu người, cứu tài sản, dập tắt đám cháy.
Nhiều cán bộ công chức, giáo viên, bác sĩ… phải làm việc trong áp lực nặng nề do điều kiện làm việc chưa tốt, ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, thu nhập kém… vẫn ân cần giúp dân trong sự thầm lặng. Có những hình ảnh được ghi lại, được đăng tải trên báo, trên mạng xã hội, được thông tin rộng rãi thì còn được mọi người biểu dương, cảm kích, nhưng cũng có những người làm các công việc thầm lặng, bí mật, không được nhiều người biết đến, không bao giờ được chụp ảnh, quay phim, lên báo… Có những người đó, xã hội chúng ta mới có được sự bình yên, mọi người mới có thể yên ổn sinh sống, làm ăn.
Nhưng đó đây, cũng có không ít những người được coi là “công bộc” của dân nhưng kiểu cách, thái độ, cách hành xử chẳng khác nào là kẻ chăn dân, người cai trị dân. Các biểu hiện thường thấy là nói năng thô lỗ, chậm trễ trong việc xử lý các yêu cầu chính đáng của dân, không xem xét hồ sơ kỹ để bắt dân đi lại nhiều lần; vòi vĩnh, làm khó, gây cản trở hoạt động sản xuất - kinh doanh của người dân để buộc dân phải “biết điều”; nhân danh thi hành công vụ nhưng có hành vi xúc phạm đến danh dự, xâm phạm đến thân thể cá nhân, có trường hợp gây thương tích, thậm chí tử vong; sống xa hoa, xa dân, không gần gũi và lắng nghe dân… Những sự việc ấy đáng nói là diễn ra không phải cá biệt, nên gây sút giảm lòng tin của người dân.
Thực hiện các quyền được người dân ủy thác
Cán bộ công chức, những người thực thi công vụ thực chất đang thực hiện các quyền được người dân ủy thác, nhằm để bảo đảm lợi ích của người dân và của xã hội, bảo đảm sự phát triển của đất nước, chứ không phải bản thân họ có quyền đó và cũng không phải họ thực hiện cái quyền đó vì lợi ích của chính mình. Do đó, bất kỳ thái độ lên mặt quan cách, đòi hỏi này khác… cũng đều không đúng mực, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nếu có các hiểu lầm, thậm chí bị khiêu khích, người thực thi công vụ cũng phải bình tĩnh, kiên nhẫn giải thích, nếu không thể xử lý được vụ việc thì có thể thực hiện theo các quy định của pháp luật.
Dĩ nhiên, không chỉ có thái độ, biểu cảm với dân, người cán bộ công chức đồng thời phải thực hiện đúng quyền hạn, chức trách của mình trong việc giải quyết các yêu cầu chính đáng và hợp pháp của dân trong điều kiện tốt nhất có thể. Mỗi cán bộ công chức phải đặt mình vào vị trí của người dân để suy nghĩ và hành động, để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Có như vậy mới tránh được bệnh quan liêu, vô cảm trước các bức xúc và đòi hỏi chính đáng của người dân, mới tránh được việc ban hành các quyết sách xa rời thực tế, có hại cho dân. Có tận tâm, tận trí, tận lực để giải quyết hợp lý các quyền lợi, nhu cầu, bức xúc của dân thì mới được người dân tin yêu, quý trọng, thậm chí kính nể.
Nhưng đó đây, cũng có không ít những người được coi là “công bộc” của dân nhưng kiểu cách, thái độ, cách hành xử chẳng khác nào là kẻ chăn dân, người cai trị dân. Các biểu hiện thường thấy là nói năng thô lỗ, chậm trễ trong việc xử lý các yêu cầu chính đáng của dân, không xem xét hồ sơ kỹ để bắt dân đi lại nhiều lần; vòi vĩnh, làm khó, gây cản trở hoạt động sản xuất - kinh doanh của người dân để buộc dân phải “biết điều”; nhân danh thi hành công vụ nhưng có hành vi xúc phạm đến danh dự, xâm phạm đến thân thể cá nhân, có trường hợp gây thương tích, thậm chí tử vong; sống xa hoa, xa dân, không gần gũi và lắng nghe dân… Những sự việc ấy đáng nói là diễn ra không phải cá biệt, nên gây sút giảm lòng tin của người dân.
Thực hiện các quyền được người dân ủy thác
Cán bộ công chức, những người thực thi công vụ thực chất đang thực hiện các quyền được người dân ủy thác, nhằm để bảo đảm lợi ích của người dân và của xã hội, bảo đảm sự phát triển của đất nước, chứ không phải bản thân họ có quyền đó và cũng không phải họ thực hiện cái quyền đó vì lợi ích của chính mình. Do đó, bất kỳ thái độ lên mặt quan cách, đòi hỏi này khác… cũng đều không đúng mực, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nếu có các hiểu lầm, thậm chí bị khiêu khích, người thực thi công vụ cũng phải bình tĩnh, kiên nhẫn giải thích, nếu không thể xử lý được vụ việc thì có thể thực hiện theo các quy định của pháp luật.
Dĩ nhiên, không chỉ có thái độ, biểu cảm với dân, người cán bộ công chức đồng thời phải thực hiện đúng quyền hạn, chức trách của mình trong việc giải quyết các yêu cầu chính đáng và hợp pháp của dân trong điều kiện tốt nhất có thể. Mỗi cán bộ công chức phải đặt mình vào vị trí của người dân để suy nghĩ và hành động, để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Có như vậy mới tránh được bệnh quan liêu, vô cảm trước các bức xúc và đòi hỏi chính đáng của người dân, mới tránh được việc ban hành các quyết sách xa rời thực tế, có hại cho dân. Có tận tâm, tận trí, tận lực để giải quyết hợp lý các quyền lợi, nhu cầu, bức xúc của dân thì mới được người dân tin yêu, quý trọng, thậm chí kính nể.