Chiều 31-8, đồng chí Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (CVĐ) TPHCM đã chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện CVĐ và triển khai kế hoạch hành động những tháng cuối năm.
Theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm, Ban chỉ đạo CVĐ tiếp tục thực hiện theo 5 nội dung chương trình hành động của UBND TP gắn liền với các chương trình hợp tác thương mại, kết nối cung - cầu hàng hóa, chương trình bình ổn thị trường của TP, xem đây là một trong những giải pháp quan trọng góp phần ổn định kinh tế, xã hội, mở rộng sản xuất, kinh doanh, kiểm soát tốt hàng nhập khẩu, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ.
Theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm, Ban chỉ đạo CVĐ tiếp tục thực hiện theo 5 nội dung chương trình hành động của UBND TP gắn liền với các chương trình hợp tác thương mại, kết nối cung - cầu hàng hóa, chương trình bình ổn thị trường của TP, xem đây là một trong những giải pháp quan trọng góp phần ổn định kinh tế, xã hội, mở rộng sản xuất, kinh doanh, kiểm soát tốt hàng nhập khẩu, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ.
Mặt khác, công tác quản lý thị trường, chống hàng gian hàng giả, gian lận thương mại thực hiện thường xuyên và liên tục đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (DN) TP quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Công tác tuyên truyền CVĐ tiếp tục đi vào chiều sâu, đồng bộ, sâu rộng nên được sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của người dân, từ đó nâng cao nhận thức và hành vi tiêu dùng của người dân theo hướng chọn lựa mua sắm các mặt hàng sản xuất trong nước. Người dân đã có ý thức mua và tiêu thụ hàng Việt như một cách thể hiện lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc.
Bên cạnh kết quả đạt được, CVĐ vẫn còn một số hạn chế trong việc thực hiện. Đó là sức cạnh tranh của các DN chưa cao, việc xây dựng thương hiệu, tuy đã được chú trọng và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, nhưng còn một số lĩnh vực, ngành nghề vẫn chưa xây dựng được thương hiệu Việt Nam uy tín đối với người tiêu dùng. Đại bộ phận DN TP là DN vừa và nhỏ, do đó thiếu nguồn lực về nhân sự, tài chính, chưa có kinh nghiệm về quảng cáo, marketing trên các kênh truyền thông; ý thức của một vài DN còn hạn chế, vì lợi ích riêng nên tạo điều kiện, tiếp tay cho hàng nhái, hàng kém chất lượng tồn tại, nhất là hàng hóa nhập khẩu qua biên giới.
Để CVĐ trên địa bàn TPHCM đạt hiệu quả, một số ý kiến cho rằng, Ban chỉ đạo cần hệ thống hóa lại danh mục hàng Việt Nam đã có thương hiệu để đề ra lộ trình cho các DN chưa có thương hiệu phấn đấu xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của DN mình; xây dựng các chuỗi cửa hàng bán hàng Việt Nam chất lượng cao, hàng đảm bảo chất lượng; tập trung rà soát 4 ngành kinh tế mũi nhọn và 9 lĩnh vụ dịch vụ trọng điểm của TP để có chính sách khuyến khích ưu tiên đầu tư phát triển; tập trung phát triển kinh tế tư nhân, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh công khai. Đồng thời, Ban chỉ đạo đề nghị với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân TP vận dụng tối đa khung xử phạt để xử lý các đối tượng buôn bán hàng gian, hàng giả.
Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Võ Thị Dung đề nghị tổ giúp việc của Ban chỉ đạo tiếp thu các ý kiến góp ý để xác định các nội dung công việc cần triển khai thực hiện từ nay đến cuối năm. Trong đó, xác định nội dung tập trung tuyên truyền cũng như đối tượng cần tuyên truyền; phổ biến tuyên truyền đề án quy hoạch chiến lược phát triển ngành thương mại trên địa bàn TP; xây dựng chương trình đi khảo sát thực tế phải đa dạng hơn tại các DN, HTX nông nghiệp, các chợ truyền thống nhằm xây dựng định hướng sát thực và phù hợp với từng đối tượng. Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan ban, ngành trong đấu tranh chống hàng gian, hàng giả, hàng lậu, cũng như có đề nghị với cơ quan tư pháp nghiên cứu vận dụng khung hình phạt cao nhất khi xử phạt các đối tượng buôn bán hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng.
Ban chỉ đạo cần phối hợp với Sở Công thương, Hiệp hội Doanh nghiệp TP nâng cao chất lượng trong việc tổ chức các hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm, có kế hoạch tổ chức hội chợ cụ thể để tránh sự trùng lắp, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho DN tham gia quảng bá hàng hóa đến người tiêu dùng. Các tổ chức mặt trận đoàn thể cần phát huy vai trò tuyên truyền, lắng nghe ý kiến phản ánh của DN nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho DN. Các cơ quan báo, đài nghiên cứu và phối hợp với các sở, ngành đề xuất đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền đạt hiệu quả cao hơn...
Bên cạnh kết quả đạt được, CVĐ vẫn còn một số hạn chế trong việc thực hiện. Đó là sức cạnh tranh của các DN chưa cao, việc xây dựng thương hiệu, tuy đã được chú trọng và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, nhưng còn một số lĩnh vực, ngành nghề vẫn chưa xây dựng được thương hiệu Việt Nam uy tín đối với người tiêu dùng. Đại bộ phận DN TP là DN vừa và nhỏ, do đó thiếu nguồn lực về nhân sự, tài chính, chưa có kinh nghiệm về quảng cáo, marketing trên các kênh truyền thông; ý thức của một vài DN còn hạn chế, vì lợi ích riêng nên tạo điều kiện, tiếp tay cho hàng nhái, hàng kém chất lượng tồn tại, nhất là hàng hóa nhập khẩu qua biên giới.
Để CVĐ trên địa bàn TPHCM đạt hiệu quả, một số ý kiến cho rằng, Ban chỉ đạo cần hệ thống hóa lại danh mục hàng Việt Nam đã có thương hiệu để đề ra lộ trình cho các DN chưa có thương hiệu phấn đấu xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của DN mình; xây dựng các chuỗi cửa hàng bán hàng Việt Nam chất lượng cao, hàng đảm bảo chất lượng; tập trung rà soát 4 ngành kinh tế mũi nhọn và 9 lĩnh vụ dịch vụ trọng điểm của TP để có chính sách khuyến khích ưu tiên đầu tư phát triển; tập trung phát triển kinh tế tư nhân, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh công khai. Đồng thời, Ban chỉ đạo đề nghị với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân TP vận dụng tối đa khung xử phạt để xử lý các đối tượng buôn bán hàng gian, hàng giả.
Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Võ Thị Dung đề nghị tổ giúp việc của Ban chỉ đạo tiếp thu các ý kiến góp ý để xác định các nội dung công việc cần triển khai thực hiện từ nay đến cuối năm. Trong đó, xác định nội dung tập trung tuyên truyền cũng như đối tượng cần tuyên truyền; phổ biến tuyên truyền đề án quy hoạch chiến lược phát triển ngành thương mại trên địa bàn TP; xây dựng chương trình đi khảo sát thực tế phải đa dạng hơn tại các DN, HTX nông nghiệp, các chợ truyền thống nhằm xây dựng định hướng sát thực và phù hợp với từng đối tượng. Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan ban, ngành trong đấu tranh chống hàng gian, hàng giả, hàng lậu, cũng như có đề nghị với cơ quan tư pháp nghiên cứu vận dụng khung hình phạt cao nhất khi xử phạt các đối tượng buôn bán hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng.
Ban chỉ đạo cần phối hợp với Sở Công thương, Hiệp hội Doanh nghiệp TP nâng cao chất lượng trong việc tổ chức các hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm, có kế hoạch tổ chức hội chợ cụ thể để tránh sự trùng lắp, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho DN tham gia quảng bá hàng hóa đến người tiêu dùng. Các tổ chức mặt trận đoàn thể cần phát huy vai trò tuyên truyền, lắng nghe ý kiến phản ánh của DN nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho DN. Các cơ quan báo, đài nghiên cứu và phối hợp với các sở, ngành đề xuất đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền đạt hiệu quả cao hơn...