Chiều 23-8, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến đã có buổi làm việc với các sở ngành, quận huyện về việc thực hiện các giải pháp cấp nước sạch cho người dân trên địa bàn thành phố.
Theo Sawaco, đến nay, thành phố đã đạt chỉ tiêu 100% hộ dân có nước sạch. Hiện tổng công suất phát nước bình quân mỗi ngày của các nhà máy nước ở thành phố khoảng 1,8 triệu m³/ngày và công suất tối đa có thể lên 2,4 triệu m³/ngày.
Sawaco đã thực hiện nhiều giải pháp để hạn chế tình trạng nước yếu như bơm tăng áp cho các khu vực cuối nguồn (Nhà Bè, Bình Chánh); súc xả tổng thể mạng lưới đường ống để đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt... để phục vụ cho mùa khô và tết năm 2017.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là tăng dân số cơ học nên cần tiếp tục triển khai các biện pháp căn cơ, hiệu quả hơn như rà soát và xây dựng kế hoạch giải quyết cấp nước cho các hộ phát sinh mới; vận động người dân sử dụng nước sạch; phát triển mạng lưới cấp nước để thay thế cho giải pháp đồng hồ tổng, bồn chứa nước, thiết bị lọc nước hộ gia đình. Phấn đấu đến tháng 6-2018, cơ bản phủ kín nước sạch trên địa bàn thành phố.
Về việc xử lý tình trạng khai thác nước ngầm, đại diện Sở TNMT cho biết, hiện chỉ mới hạn chế chứ chưa cấm, việc cấp phép khai thác nước trong sinh hoạt đối với các hộ dân dưới 10m³ vẫn cho phép chứ không được quyền cấm. Chỉ cấm khi xác định được những nơi có nguồn nước bị ô nhiễm.
Kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, Trần Vĩnh Tuyến nhấn mạnh: Các sở ngành, quận, huyện phải cố gắng làm tốt không chỉ để hoàn thành chỉ tiêu mà mục đích chính là nguồn nước phải đảm bảo chất lượng chứ không chỉ chạy theo chỉ tiêu. Sức khỏe người dân là quan trọng, sử dụng nước ngầm gây ảnh hưởng đến nhiều vấn đề. Người dân chưa ý thức được mạch nước ngầm như ô nhiễm thạch tím, nước thải rác nếu khai thác sử dụng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Để giải quyết việc này, Bí thư, Chủ tịch quận huyện phải chịu trách nhiệm, nhất là công tác quản lý phải nắm sát tình hình người dân đã gắn đồng hồ mà không dung nước cần phải tuyên truyền đến từng hộ chứ không tuyên truyền chung. Nếu người dân gắp khó khăn cần có chính sách hỗ trợ bà con… đây là nhiệm vụ của cấp lãnh đạo địa phương. Nhiều địa phương chưa sâu sát những hộ đã có nước nhưng không dùng. Ban chỉ đạo phải làm việc các địa phương hai tuần 1 lần về tình hình thực hiện việc cấp nước sạch; kiểm tra thực tế tại quận huyện. Sở GTVT nghiên cứu làm thí điểm sử dụng nước uống tại nguồn, quận huyện vùng ven cần kiểm tra tình trạng lấn chiếm xây dựng nhà ở bất hợp pháp khiến phát sinh hộ mới không sử dụng nước sạch. Sở Kế hoạch Đầu tư bổ sung các chính sách, cơ chế để hỗ trợ nhà đầu tư trong việc cấp nước.
Theo Sawaco, đến nay, thành phố đã đạt chỉ tiêu 100% hộ dân có nước sạch. Hiện tổng công suất phát nước bình quân mỗi ngày của các nhà máy nước ở thành phố khoảng 1,8 triệu m³/ngày và công suất tối đa có thể lên 2,4 triệu m³/ngày.
Sawaco đã thực hiện nhiều giải pháp để hạn chế tình trạng nước yếu như bơm tăng áp cho các khu vực cuối nguồn (Nhà Bè, Bình Chánh); súc xả tổng thể mạng lưới đường ống để đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt... để phục vụ cho mùa khô và tết năm 2017.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là tăng dân số cơ học nên cần tiếp tục triển khai các biện pháp căn cơ, hiệu quả hơn như rà soát và xây dựng kế hoạch giải quyết cấp nước cho các hộ phát sinh mới; vận động người dân sử dụng nước sạch; phát triển mạng lưới cấp nước để thay thế cho giải pháp đồng hồ tổng, bồn chứa nước, thiết bị lọc nước hộ gia đình. Phấn đấu đến tháng 6-2018, cơ bản phủ kín nước sạch trên địa bàn thành phố.
Về việc xử lý tình trạng khai thác nước ngầm, đại diện Sở TNMT cho biết, hiện chỉ mới hạn chế chứ chưa cấm, việc cấp phép khai thác nước trong sinh hoạt đối với các hộ dân dưới 10m³ vẫn cho phép chứ không được quyền cấm. Chỉ cấm khi xác định được những nơi có nguồn nước bị ô nhiễm.
Kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, Trần Vĩnh Tuyến nhấn mạnh: Các sở ngành, quận, huyện phải cố gắng làm tốt không chỉ để hoàn thành chỉ tiêu mà mục đích chính là nguồn nước phải đảm bảo chất lượng chứ không chỉ chạy theo chỉ tiêu. Sức khỏe người dân là quan trọng, sử dụng nước ngầm gây ảnh hưởng đến nhiều vấn đề. Người dân chưa ý thức được mạch nước ngầm như ô nhiễm thạch tím, nước thải rác nếu khai thác sử dụng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Để giải quyết việc này, Bí thư, Chủ tịch quận huyện phải chịu trách nhiệm, nhất là công tác quản lý phải nắm sát tình hình người dân đã gắn đồng hồ mà không dung nước cần phải tuyên truyền đến từng hộ chứ không tuyên truyền chung. Nếu người dân gắp khó khăn cần có chính sách hỗ trợ bà con… đây là nhiệm vụ của cấp lãnh đạo địa phương. Nhiều địa phương chưa sâu sát những hộ đã có nước nhưng không dùng. Ban chỉ đạo phải làm việc các địa phương hai tuần 1 lần về tình hình thực hiện việc cấp nước sạch; kiểm tra thực tế tại quận huyện. Sở GTVT nghiên cứu làm thí điểm sử dụng nước uống tại nguồn, quận huyện vùng ven cần kiểm tra tình trạng lấn chiếm xây dựng nhà ở bất hợp pháp khiến phát sinh hộ mới không sử dụng nước sạch. Sở Kế hoạch Đầu tư bổ sung các chính sách, cơ chế để hỗ trợ nhà đầu tư trong việc cấp nước.
Phó Chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến giao Sở TN-MT nghiên cứu quy hoạch những vùng cấm khai thác nước ngầm. Trong đó, nghiên cứu những vùng có nguy cơ sụt lún, nguồn nước đã và đang bị ô nhiễm và có kiến nghị với các bộ ngành tiến tới lộ trình cấm khai thác nước ngầm.