Đặc biệt với chủ đề là “Báo Đảng góp phần xây dựng nếp sống văn minh” đi vào nội dung mà cả nước cũng như các địa phương, trong đó có TPHCM - TP trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đầu tàu kinh tế của cả nước, đang ra sức thực hiện.
Để xây dựng được nếp sống văn minh, chúng ta trước hết phải chú trọng đầu tư cho phát triển văn hóa. Bởi, văn hóa luôn là nền tảng, là gốc rễ của sự phát triển. Con người có văn hóa, có ý thức tự giác cao mới có thể trở thành con người văn minh. Vì vậy, trong quá trình xây dựng, phát triển, nếu chúng ta không coi trọng việc đầu tư phát triển văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội, thì sự phát triển đó sẽ không thể nào bền vững, chúng ta không thể nào xây dựng được nếp sống văn minh.
Đối với TPHCM, sau 42 năm giải phóng, hơn 30 năm đổi mới, Đảng bộ và nhân dân TPHCM đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Tuy vậy, như tham luận của Báo SGGP chỉ ra, sự tăng trưởng kinh tế của TPHCM chưa đi đôi với sự tăng trưởng chất lượng sống của người dân. Mặc dù TPHCM có nhiều đầu tư, nhưng sự phát triển văn hóa chưa tương xứng với vai trò, vị trí của TPHCM là một trung tâm văn hóa lớn của vùng và cả nước. Đây là nỗi ưu tư, trăn trở không chỉ của người dân mà của các thế hệ lãnh đạo TPHCM.
Trước thực tế đó, triển khai các nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ X đã đề ra mục tiêu tổng quát: “Xây dựng TPHCM có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình”. Đúng như Báo SGGP đã phản ánh, đây chính là khát vọng của toàn thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TPHCM.
Tại hội thảo, các đại biểu, các nhà báo ở nhiều địa phương đã chia sẻ, đóng góp nhiều ý kiến, tâm tư, câu chuyện thực tiễn, sinh động, rất có ý nghĩa về việc xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh và vai trò của báo chí trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng nền tảng văn hóa tinh thần cho các tầng lớp nhân dân.
Tôi nhận thấy các báo rất chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong cách nghĩ cách làm, xây dựng rất nhiều chuyên trang, chuyên mục gần gũi, thiết thực để tuyên truyền xây dựng nếp sống văn minh, đời sống văn hóa mới ở địa phương. Điều này là rất quan trọng, nhất là khi cả nước đang đẩy mạnh việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
Để việc xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa đạt hiệu quả cao và bền vững, dù ở nông thôn hay thành thị, đều đòi hỏi phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và mọi người dân. Trong thực hiện phải có phương pháp, cách làm thiết thực, linh hoạt, sáng tạo, đồng bộ, phù hợp với đặc điểm từng địa phương, cộng đồng dân cư. Nó cũng đòi hỏi phải có sự thống nhất ý chí và hành động, phải có sự quyết tâm cao độ và thực hiện bền bỉ, lâu dài của các cấp ngành từ Trung ương đến địa phương. Trong cách làm phải hết sức linh hoạt, khéo léo trong tuyên truyền, vận động thuyết phục người dân, cộng đồng.
Và báo chí có một vai trò vô cùng quan trọng trong công việc này. Báo chí phải tiếp tục làm sao góp phần nhiều hơn vào việc xây dựng, phát hiện, biểu dương, lan tỏa, nhân lên cái tốt, cái đẹp, cái văn minh, tích cực, bên cạnh việc đấu tranh đẩy lùi cái xấu, cái chưa tốt, cái kém văn minh. Tôi tin rằng, khi cái tốt đẹp, tích cực ngày càng được lan tỏa, lớn mạnh thì cái xấu, cái kém văn minh sẽ bị chuyển hóa, bị thay đổi, triệt tiêu.
Từ kết quả của hội thảo, tôi mong muốn các cơ quan báo Đảng địa phương, kể cả các cơ quan báo đài khác, tiếp tục duy trì và mở rộng những hoạt động có ý nghĩa này. Nó vừa là dịp để các cơ quan báo chí gặp gỡ giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp chuyên môn, đồng thời vừa thiết thực góp phần xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa các địa phương. Trên hết là đóng góp những sáng kiến, kinh nghiệm thực tiễn thiết thực, quý báu cho TPHCM cũng như các địa phương trong quá trình xây dựng và phát triển.
Để xây dựng được nếp sống văn minh, chúng ta trước hết phải chú trọng đầu tư cho phát triển văn hóa. Bởi, văn hóa luôn là nền tảng, là gốc rễ của sự phát triển. Con người có văn hóa, có ý thức tự giác cao mới có thể trở thành con người văn minh. Vì vậy, trong quá trình xây dựng, phát triển, nếu chúng ta không coi trọng việc đầu tư phát triển văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội, thì sự phát triển đó sẽ không thể nào bền vững, chúng ta không thể nào xây dựng được nếp sống văn minh.
Đối với TPHCM, sau 42 năm giải phóng, hơn 30 năm đổi mới, Đảng bộ và nhân dân TPHCM đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Tuy vậy, như tham luận của Báo SGGP chỉ ra, sự tăng trưởng kinh tế của TPHCM chưa đi đôi với sự tăng trưởng chất lượng sống của người dân. Mặc dù TPHCM có nhiều đầu tư, nhưng sự phát triển văn hóa chưa tương xứng với vai trò, vị trí của TPHCM là một trung tâm văn hóa lớn của vùng và cả nước. Đây là nỗi ưu tư, trăn trở không chỉ của người dân mà của các thế hệ lãnh đạo TPHCM.
Trước thực tế đó, triển khai các nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ X đã đề ra mục tiêu tổng quát: “Xây dựng TPHCM có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình”. Đúng như Báo SGGP đã phản ánh, đây chính là khát vọng của toàn thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TPHCM.
Tại hội thảo, các đại biểu, các nhà báo ở nhiều địa phương đã chia sẻ, đóng góp nhiều ý kiến, tâm tư, câu chuyện thực tiễn, sinh động, rất có ý nghĩa về việc xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh và vai trò của báo chí trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng nền tảng văn hóa tinh thần cho các tầng lớp nhân dân.
Tôi nhận thấy các báo rất chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong cách nghĩ cách làm, xây dựng rất nhiều chuyên trang, chuyên mục gần gũi, thiết thực để tuyên truyền xây dựng nếp sống văn minh, đời sống văn hóa mới ở địa phương. Điều này là rất quan trọng, nhất là khi cả nước đang đẩy mạnh việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
Để việc xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa đạt hiệu quả cao và bền vững, dù ở nông thôn hay thành thị, đều đòi hỏi phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và mọi người dân. Trong thực hiện phải có phương pháp, cách làm thiết thực, linh hoạt, sáng tạo, đồng bộ, phù hợp với đặc điểm từng địa phương, cộng đồng dân cư. Nó cũng đòi hỏi phải có sự thống nhất ý chí và hành động, phải có sự quyết tâm cao độ và thực hiện bền bỉ, lâu dài của các cấp ngành từ Trung ương đến địa phương. Trong cách làm phải hết sức linh hoạt, khéo léo trong tuyên truyền, vận động thuyết phục người dân, cộng đồng.
Và báo chí có một vai trò vô cùng quan trọng trong công việc này. Báo chí phải tiếp tục làm sao góp phần nhiều hơn vào việc xây dựng, phát hiện, biểu dương, lan tỏa, nhân lên cái tốt, cái đẹp, cái văn minh, tích cực, bên cạnh việc đấu tranh đẩy lùi cái xấu, cái chưa tốt, cái kém văn minh. Tôi tin rằng, khi cái tốt đẹp, tích cực ngày càng được lan tỏa, lớn mạnh thì cái xấu, cái kém văn minh sẽ bị chuyển hóa, bị thay đổi, triệt tiêu.
Từ kết quả của hội thảo, tôi mong muốn các cơ quan báo Đảng địa phương, kể cả các cơ quan báo đài khác, tiếp tục duy trì và mở rộng những hoạt động có ý nghĩa này. Nó vừa là dịp để các cơ quan báo chí gặp gỡ giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp chuyên môn, đồng thời vừa thiết thực góp phần xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa các địa phương. Trên hết là đóng góp những sáng kiến, kinh nghiệm thực tiễn thiết thực, quý báu cho TPHCM cũng như các địa phương trong quá trình xây dựng và phát triển.