Thông qua công nghệ nano, các kỹ sư tại Viện công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ đã biến cải bó xôi thành các cảm biến có khả năng phát hiện vật liệu nổ. Khi rễ cây cải bó xôi phát hiện ra thành phần của nitroaromatics (một hợp chất thường được tìm thấy trong chất nổ) trong nước ngầm, các ống nano carbon trong lá cây sẽ phát ra tín hiệu.
Tín hiệu này sau đó được đọc bởi một camera hồng ngoại và tự động gửi một email cảnh báo đến các nhà khoa học. Đây là một phần của lĩnh vực nghiên cứu lớn hơn liên quan đến các hệ thống điện tử dựa vào thực vật. Công nghệ này được gọi là “cơ học nano thực vật”, có thể mang lại cho cây cối những khả năng mới.
Giáo sư Michael Strano, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết, cải bó xôi còn được sử dụng để giúp cảnh báo các nhà nghiên cứu về ô nhiễm và các điều kiện môi trường khác. Do có thực vật hấp thụ lượng lớn dữ liệu từ môi trường xung quanh nên chúng được xem là đối tượng lý tưởng để theo dõi những thay đổi môi trường sinh thái. Khi không bận gửi email cho các nhà nghiên cứu, cải bó xôi còn có thể hoạt động như một chất xúc tác giúp sản xuất pin metal-air. Pin metal-air là một giải pháp thay thế tiết kiệm năng lượng hơn pin lithium-ion, đang được sử dượng thường xuyên trong các sản phẩm thương mại như điện thoại thông minh.