Nhằm tư vấn cho người dân cách lựa chọn, bảo quản thực phẩm an toàn, xử lý tình huống về sức khỏe trong những ngày tết, Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến với chủ đề “Sử dụng thực phẩm an toàn dịp tết”.
Thời gian giao lưu: từ 9 giờ đến 11 giờ ngày thứ sáu, 10-1-2020.
Khách mời
Bà Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam
Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý ATTP TPHCM
Bác sĩ Lê Thị Tuyết Phượng, Trưởng Khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện 115
Người đái tháo đường thì cần chế độ dinh dưỡng như thế nào trong dịp tết để vừa vui vừa khỏe, thưa bà?
Tôi nghe nhiều đến phương pháp thực dưỡng chữa bệnh. Vậy thực hư phương pháp này ra sao, có đáng tin không thưa chuyên gia?
Các chuyên gia có thể tư vấn cho người tiêu dùng những cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất để chọn lựa được thực phẩm tươi sống đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo an toàn cho sức khỏe?
Nhà có trẻ nhỏ không may bị rối loạn tiêu hóa trong dịp tết cần phải làm như thế nào?
Tết người dân thường uống nhiều rượu. Chuyên gia có biện pháp nào để người tiêu dùng có thể nhận biết được rượu có chứa hàm lượng Methanol vượt quá quy định?
Tôi thường mua nhiều thịt, cá sống vào dịp Tết và để đông lạnh dùng dần trong nhiều ngày. Các loại thịt sống để tủ đông được tối đa trong bao lâu? Thịt sống nên xử lý thế nào mới có thể giữ được lâu?
Tết nhất, đàn ông thường nhậu nhẹt và dễ bị trúng gió. Xin cho biết phải xử trí đối với người say rượu bị trúng gió như thế nào cho đúng cách?
Ông xã tôi rất hay uống rượu cũng như đãi tiệc bạn bè vào dịp Tết. Xin bác sĩ cho biết cách xử lý nếu không may bị quá chén hay ngộ độc rượu?
+ Nếu phải uống, uống lượng rượu bia vừa phải an toàn cho hoạt động chuyển hóa rượu bia ở gan. Theo qui định lượng rượu bia có thể cho phép sử dụng ở người không có tổn thương gan là 1 lon bia hoặc 100 ml rượu vang hoặc 40 ml rượu mạnh mỗi ngày, một tuần tối đa 4- 5 ngày
+ Không nhịn đói khi uống rượu bia
+ Không uống chung với các loại nước có gaz
Xin chuyên gia cho biết những loại thực phẩm nào có nguy cơ gây ngộ độc trong ngày Tết và nếu không may bị ngộ độc thực phẩm, người dân nên làm gì?
Tôi sắp mở một quán cà phê kèm cơm trưa văn phòng. Vậy để đủ đảm bảo tiêu chuẩn ATTP, tôi cần làm những thủ tục gì để chứng minh và giải quyết thủ tục đó ở đâu?
Chào bác sĩ, tôi đi khám sức khỏe gần đây kết quả men gan cao, bác sĩ còn khuyên nên giảm uống bia rượu. Xin bác sĩ cho biết, men gan như thế nào thì được đánh giá là cao. Đối với tôi, công việc thường xuyên phải uống rươu, bia thì cần làm gì?
Rượu bia và các loại nước giải khát có cồn khi uống sẽ được hấp thu và chuyển hóa trực tiếp tại gan, vì vậy nếu uống quá nhiều quá nhanh sẽ gây quá tải hoạt động chuyển hóa rượu bia gây độc cho gan, đặc biệt những người đã có bệnh lý tại gan như viêm gan virus B, C, gan nhiễm mỡ, xơ hóa gan, xơ gan,..
Tùy từng trường hợp mức độ tổn thương gan khác nhau:
- Viêm gan cấp tính do rượu nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy gan tối cấp, tỷ lệ tử vong rất cao
- Gây tổn thương gan mạn tính đưa đến xơ hóa gan, xơ gan, ung thư gan sau này
Để hạn chế tác hại của rượu bia lưu ý những điều sau:
+ Không uống rượu bia nếu đã có bệnh lý gan
+ Nếu phải uống, uống lượng rượu bia vừa phải an toàn cho hoạt động chuyển hóa rượu bia ở gan. Theo qui định lượng rượu bia có thể cho phép sử dụng ở người không có tổn thương gan là 1 lon bia hoặc 100 ml rượu vang hoặc 40 ml rượu mạnh mỗi ngày, một tuần tối đa 4- 5 ngày
+ Không nhịn đói khi uống rượu bia
+ Không uống chung với các loại nước có gaz
Vào dịp Tết, người dân có thói quen tiêu dùng những thực phẩm chế biến sẵn như giò chả, lạp xưởng, xúc xích... trong khi đó những thực phẩm này chứa hàm lượng hàn the rất cao. Vậy xin hỏi bác sĩ nếu ăn phải những thực phẩm chứa hàm lượng hàn the cao thì sức khỏe người tiêu dùng bị ảnh hưởng như thế nào? Dấu hiệu để nhận biết những loại thực phẩm chứa hàn the?
Theo truyền thống vào dịp Tết, người dân có thói quen tiêu dùng những thực phẩm chế biến sẵn như giò chả, lạp xưởng, xúc xích. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nên mua các loại thực phẩm này ở các cơ sở chế biến uy tín, xem kỹ thông tin trên nhãn thực phẩm, sử dụng theo khuyến nghị về dinh dưỡng.
Bằng cảm quan thông thường không thể phát hiện được các thực phẩm này có hàn the hoặc các phụ gia khác.
Nếu thực phẩm có chứa các phụ gia không được phép dùng trong thực phẩm hoặc quá lượng qui định đều có thể gây nhiều nguy hại cho sức khỏe người sử dụng như gây ngộ độc thực phẩm cấp tính, mạn tính, rối loại chuyển hóa.
Người tiêu dùng khi ăn phải thực phẩm bẩn, nhiễm kí sinh trùng có thể phải đối mặt với căn bệnh ung thư, điều này có đúng không thưa bác sĩ?
Thực tế vấn đề an toàn thực phẩm ảnh hưởng sức khỏe người dân rất đa dạng
Dịp tết, gia đình tôi thường chế biến đặc sản địa phương Hòa Bình để bán cho bạn bè và những người xa quê mua để ăn tết nhằm bớt nhớ quê hương. Do thực phẩm phải lên men, thời hạn sử dụng ngắn và gia đình chỉ làm theo mùa vụ. Vậy có phải đăng ký với cơ quan chức năng không thưa chuyên gia, và nếu có thì đến đâu để đăng ký?
Mẹ tôi thường ăn chay, và ngày tết cũng không ngoại lệ. Vậy ăn chay trong những ngày tết có ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe không?. Mẹ tôi mắc tiểu đường tuýp 2 đã 2 năm nay.
Tôi muốn hỏi số điện thoại nóng của các cơ quan chức năng trên địa bàn TPHCM để phản ánh tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm khi cần thiết?
Nhiều loại thực phẩm, bánh kẹo được bán trên thị trường dịp sát Tết thường rất nhiều màu sắc, bắt mắt. Xin chuyên gia cho biết, liệu các thực phẩm này có bị nhuộm phẩm màu không và nên mua sản phẩm nào để dùng vừa an toàn, vừa đẹp mắt?
Bác sĩ có thể cho biết, cần trang bị những thuốc nào trong dịp tết để phòng chống các bệnh về tiêu hóa?
Tôi muốn hỏi trong ngày Tết nên cất giữ, bảo quản các loại thức ăn sống như thế nào cho an toàn? Thức ăn đã nấu chín để ngoài trời trong thời gian bao lâu thì không thể sử dụng tiếp được? Tôi xin cám ơn.
Tôi được biết có dụng cụ thử hàn the trong thực phẩm, vậy dụng cụ đó mua ở đâu? Nếu lỡ đi chợ mua nhằm thịt tiểu thương đã ướp hàn the hoặc cá, mực, tôm... đã ướp phân urê… khi về nhà, người tiêu dùng có thể sử dụng biện pháp gì để loại bỏ các chất độc hại ra khỏi thức ăn đó?
Bác sĩ cho biết, rượu ngâm quả hoặc các vị thuốc bổ (táo mèo, sâm, mơ, trứng gà, sâu chít…) có tác dụng bồi bổ cho cơ thể, như vậy sẽ không hại gan, dạ dày... Điều này có đúng không?
Chào bác sĩ, khi say rượu, nếu dùng nước chanh, nước bột sắn uống thì có thể giải rượu, giải độc cho cơ thể không? Có nhiều địa phương người ta bôi vôi vào lòng bàn chân cho người say để giải rượu. Điều này có an toàn không, thưa bác sĩ?
Chưa có bằng chứng khoa học nào khi say rượu dùng nước chanh, nước bột sắn uống thì có thể giải rượu, cũng như bôi vôi vào lòng bàn chân cho người say để giải rượu.
Điều này còn có thể gây mất an toàn cho người say rượu vì:
Vào dịp cuối năm, các loại nấm thường được sử dụng nhiều trong các bữa ăn. Nhưng thời gian qua nhiều vụ ngộ độc nấm đã xảy ra. Xin chuyên gia cho biết cách phân biệt nấm độc và nấm thường và cách xử khi bị ngộ độc nấm?
Tôi nghe nói pha rượu với cao atiso sẽ làm giảm nồng độ cồn và có lợi cho gan. Vậy điều đó đúng không thưa bác sĩ?
Tết đến nhà nào cũng phải có chén rượu, cốc bia mới có khí thế ngày Xuân. Vậy xin bác sĩ "bật mí" cách uống rượu, bia để hạn chế nồng độ cồn trong người nếu không may bị cảnh sát giao thông kiểm tra?
Rượu bia và các loại nước giải khát có cồn khi uống sẽ được hấp thu và chuyển hóa trực tiếp tại gan, vì vậy nếu uống quá nhiều quá nhanh sẽ gây quá tải hoạt động chuyển hóa rượu bia gây độc cho gan, đặc biệt những người đã có bệnh lý tại gan như viêm gan virus B, C, gan nhiễm mỡ, xơ hóa gan, xơ gan,..
Tùy từng trường hợp mức độ tổn thương gan khác nhau:
- Viêm gan cấp tính do rượu nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy gan tối cấp, tỷ lệ tử vong rất cao
- Gây tổn thương gan mạn tính đưa đến xơ hóa gan, xơ gan, ung thư gan sau này
Để hạn chế tác hại của rượu bia lưu ý những điều sau:
+ Không uống rượu bia nếu đã có bệnh lý gan
+ Nếu phải uống, uống lượng rượu bia vừa phải an toàn cho hoạt động chuyển hóa rượu bia ở gan. Theo qui định lượng rượu bia có thể cho phép sử dụng ở người không có tổn thương gan là 1 lon bia hoặc 100 ml rượu vang hoặc 40 ml rượu mạnh mỗi ngày, một tuần tối đa 4- 5 ngày
+ Không nhịn đói khi uống rượu bia
+ Không uống chung với các loại nước có gaz
Tết đang đến gần, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm rất lớn song điều kiện về an toàn thực phẩm ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Vậy người tiêu dùng cần phải làm gì để hạn chế tối đa rủi ro về mất an toàn vệ sinh thực phẩm?
Tôi nghe nói có nhiều thuốc giải rượu bày bán ở các hiệu thuốc và trên mạng xã hội. Sử dụng thuốc này có hiệu quả không thưa bác sĩ?
Nhiều người thường thích ăn tiết canh heo vào dịp Tết để lấy may. Tuy nhiên thời gian qua đã có nhiều người nhập viện vì mắc bệnh do ăn tiết canh. Vậy bác sĩ có khuyến cáo gì để ăn tiết canh mà không nguy hiểm sức khỏe?
Ngày tết nếu uống bia hoặc rượu vang nhiều thì có gây tác dụng xấu cho gan không? Xin cảm ơn bác sĩ!
Đối với những cơ sở sản xuất thực phẩm không đảm bảo ATTP sau khi được công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng, ngành chức năng có tiến hành công tác hậu kiểm để xem xét việc khắc phục sai phạm không?
Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Tết là giai đoạn bùng nổ các cơ sở sản xuất thực phẩm thời vụ, nhỏ lẻ, tự phát. Làm thế nào để giám sát an toàn thực phẩm tại các cơ sở kiểu này thưa bà?
Tôi đọc báo thấy nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo ngày Tết không nên ăn thực phẩm là đồ hộp, nhất là được chế biến từ thịt. Dựa trên cơ sở nào để nói như vậy?
Xin bác sĩ cho biết những dấu hiệu nào để biết bị ngộ độc thực phẩm? Trong trường hợp nào thì xử trí tại nhà và trong trường hợp đưa đi cấp cứu?
Tại sao danh sách những cơ sở sản xuất thực phẩm không đảm bảo VSATTP không được công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng được biết?
Trong ngày Tết, nhiều nhà hay dùng măng hầm với giò heo để ăn cả tuần. Vậy bác sĩ cho biết ăn măng nhiều có tốt không? Để thịt và măng một tuần có nhiễm khuẩn, ôi, thiu không?
Vào dịp tết, nếu ăn uống nhiều thức ăn quá và bị đau bụng, sình hơi, có cần đi khám bác sĩ hay chỉ nên mua thuốc về uống?
TPHCM đang thực hiện các biện pháp gì để bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới?
Tôi nghe nhiều vụ mất ATTP tại các chợ, trong khi gia đình tôi lại có thói quen mua thực phẩm tại chợ. Vậy có nên thay đổi thói quen thay vì mua thực phẩm ngoài chợ mà chỉ mua thực phẩm ở siêu thị không thưa chuyên gia?
Việc mua sắm ở đâu là tùy theo sở thích và điều kiện của khách hàng, ở chợ truyền thống thường có mối quan hệ gắn bó và tin tưởng nhiều năm giữa tiểu thương và người mua. Nên lưu ý là không mua hàng trôi nổi bên ngoài chợ, vừa mất an toàn thực phẩm, vừa thiệt hại cho tiểu thương buôn bán hợp pháp
Dịp Tết nhà nào cũng có mâm ngũ quả chưng trên bàn thờ ông bà. Thời gian chưng thường kéo dài 3-5 ngày. Khi hạ mâm ngũ quả xuống thì nhiều trái cây đã héo. Có nên ăn các loại trái cây này không?
Bác sĩ có thể hướng dẫn cho người dân được biết cách sơ cứu ban đầu khi người uống rượu bị nhiễm độc Methanol trước khi chuyển đến bệnh viện?
Tại sao thời điểm cận Tết, cơ quan chức năng đã tăng cường thanh kiểm tra mà vẫn có nhiều cơ sở vi phạm?