Nhiều đánh giá đã được đưa ra về Kỹ nghệ 4.0, rằng nó hàm chứa sự thay đổi lớn lao, không chỉ về kinh tế mà cả văn hóa, xã hội, một cách toàn diện. Đây cũng là thời điểm các nước chuẩn bị nguồn nhân lực mới nhằm đáp ứng tốt cho những lĩnh vực kinh tế và ngành nghề mới.
Cuộc đua của các nước lớn
Thực tế, chúng ta đang trải nghiệm rất nhiều sản phẩm của cuộc cách mạng này, như gọi taxi Uber hay Grab, thanh toán trên mạng, sống trong căn hộ thông minh, phẫu thuật bằng robot... Bản chất của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là mang thế giới ảo và thực xích lại gần nhau. Sau 3 cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong lịch sử, hiện nay, chúng ta đang ở giai đoạn đầu của Kỹ nghệ 4.0, được xây dựng dựa trên nền tảng cuộc cách mạng số. Sự phổ biến của các công nghệ, như: vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây... đang xóa nhòa mọi ranh giới và giúp con người, sản phẩm và máy móc tự kết nối - giao tiếp với nhau. Sự đột phá của các hệ thống quản lý ảo đã và đang tạo ra một làn sóng và trở thành công cụ để phát triển kinh tế.
Cách mạng Kỹ nghệ 4.0 đang trở thành cuộc chạy đua giữa các nước, các công ty và tập đoàn, bắt đầu từ việc hình thành các xưởng thông minh và các sản phẩm thông minh có thể hoạt động hoàn hảo trong môi trường Internet kỹ nghệ (Industrial Internet) và Internet vạn vật (Internet of Things). Đây cũng là những công cụ phát triển nền Kinh tế Nối mạng (Networked Economy) mà trọng lượng nền kinh tế mới này được dự kiến đạt đến 90.000 tỷ USD/năm. Để duy trì tính cạnh tranh, các nhà máy phải cung cấp các thiết kế tùy chỉnh và có khả năng thay đổi sản phẩm nhanh chóng; sử dụng IoT và các công nghệ khác để số hóa toàn bộ quy trình, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường; hợp nhất mạng lưới sản xuất, dùng giải pháp quản lý vòng đời sản phẩm dựa trên Internet để nhân viên có thể làm việc thông qua mạng; dùng robot bán tự động làm việc bên cạnh con người để tăng năng suất và vẫn đảm bảo chất lượng; phân tích dữ liệu thu thập được về khách hàng để cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số mới. Từ đó, các công ty có cơ hội đưa sản xuất về lại nước mình, giành lại công việc từ các nước có giá nhân công thấp, đó là lý do tại sao Kỹ nghệ 4.0 đang được chính phủ các nước phương Tây quan tâm. Người Anh kỳ vọng việc số hóa các nhà máy có thể khôi phục lại sản xuất. Riêng Đức đặc biệt chú trọng Kỹ nghệ 4.0 vì sản xuất là xương sống của nền kinh tế nước này. Các công ty Đức đang đẩy mạnh đầu tư cho công nghệ để đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp mới. Khảo sát của Strategy& và PwC với 235 công ty công nghiệp có trụ sở tại Đức năm 2014 cho thấy, công nghệ Kỹ nghệ 4.0 chiếm hơn 50% số vốn đầu tư hoạch định cho 5 năm tới. Nghĩa là tổng vốn đầu tư cho Kỹ nghệ 4.0 của Đức có thể lên đến 40 tỷ EUR/năm, từ nay đến 2020. Nếu các nước châu Âu khác cũng tiếp bước, tổng vốn đầu tư có thể lên đến 140 tỷ EUR/năm.
Thách thức của người lao động
Việc robot hóa và tự động hóa diễn ra nhanh, khiến cho những công việc giản đơn và được trả lương thấp sẽ được thay thế dần bởi các robot và các quy trình tự động hóa ở khắp nơi. Theo Business Insider, 3/10 doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất toàn cầu đang và sẽ thay thế các nhân công của mình bằng robot. Cụ thể Foxconn, tập đoàn gia công chính cho Apple, Google và Amazon đã thay 60.000 nhân công bằng robot. Tập đoàn bán lẻ Walmart, với 2,1 triệu nhân công, muốn thay thế những nhân viên kiểm hàng, giao hàng bằng các máy bay không người lái.
Các công ty công nghệ ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc sau khi sử dụng robot, giảm số nhân công từ 650 xuống còn 60 và nhiều khả năng xuống còn 20. Năng suất của robot gần như gấp ba lần con người ở những công ty này và tỷ lệ sản phẩm hỏng còn dưới 5% so với 25% trước đó. Báo cáo khác của Citibank và Đại học Oxford có tựa Công nghệ - Việc làm v.2.0: tương lai không như đã từng, cho biết nhiều khả năng 77% việc làm ở Trung Quốc, 72% việc làm ở Thái Lan và 69% việc làm ở Ấn Độ sẽ được tự động hóa và thay thế bằng robot. Theo dự báo, đến cuối thế kỷ 21, tỷ lệ thất nghiệp sẽ là 75% vì phần lớn các công việc lặp đi lặp lại do con người làm sẽ bị thay thế bởi máy móc và xu hướng này ngày càng tăng với tốc độ rất nhanh. Một nghiên cứu của Frey và Osborne (Đại học Oxford) năm 2013 cho biết, những ngành nghề có lương thấp và yêu cầu ít đào tạo sẽ có nguy cơ cao bị thay thế bởi tự động hóa. Chính vì vậy, các chính phủ phương Tây và Mỹ đã xây dựng các chiến lược đáp ứng tình hình mới này.
Chuẩn bị cho đổi mới
Nhiều lĩnh vực kinh tế mới và ngành nghề mới xuất hiện trong Kỹ nghệ 4.0 khiến nhiều nước ráo riết chuẩn bị nguồn nhân lực cho những lĩnh vực kinh tế và ngành nghề mới này. Tại Mỹ, Ủy ban Giáo dục các hệ thống thực - ảo thế kỷ 21 đã và đang hoạch định chiến lược chuẩn bị một môn học mới ở cấp mầm non phổ thông và một chuyên ngành đào tạo mới ở cấp đại học gọi là Giáo dục các hệ thống thực - ảo thế kỷ 21 (21st Century Cyber - Physical Systems Education: CPS).
Ở mầm non và phổ thông, các môn học STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán) và môn máy tính hiện nay trong trường học sẽ được sử dụng để đưa CPS vào. Ở cấp này, môn học sẽ giúp đảm bảo rằng, học sinh sẵn sàng để học CPS khi các em bắt đầu học đại học. Ở bậc dạy nghề, CPS được đưa vào chương trình để chuẩn bị cho học sinh/ sinh viên học tiếp lên đại học hoặc làm việc ở các ngành nghề liên quan CPS. Bên cạnh đó, họ còn chuẩn bị chương trình thạc sĩ và tiến sĩ thuộc lĩnh vực này. Ngoài ra, còn có các khóa học riêng về CPS cho những người có nhu cầu hay được lồng ghép vào các chương trình đào tạo kỹ sư công nghệ và kỹ sư máy tính hiện hành. Chiến lược lâu dài là đào tạo các thạc sĩ và tiến sĩ cho chuyên ngành này để đội ngũ giảng dạy thực sự là những chuyên gia của lĩnh vực CPS.
Không chỉ nước Mỹ mà các nước khác cũng áo riết chuẩn bị nguồn nhân lực cho các ngành nghề mới này. Chương trình công nghiệp 4.0 của Đức tập trung chuẩn bị nguồn nhân lực lãnh đạo của lĩnh vực CPS, đào tạo nguồn nhân lực dịch vụ, công nghiệp thiết kế hay các hệ thống trí tuệ nhân tạo. Liên minh châu Âu bằng nguồn kinh phí công và tư, chi 7 tỷ USD để nghiên cứu về hệ thống trí tuệ nhân tạo, tạo nền tảng công nghệ châu Âu dựa trên các hệ thống tích hợp thông minh (EPoSS). Hàn Quốc cũng là nước tiên phong trong lĩnh vực này và CPS là trọng tâm thảo luận của họ về chính sách phát triển công nghệ thông tin và truyền thông.
Cách mạng Kỹ nghệ 4.0 đang trở thành cuộc chạy đua giữa các nước, các công ty và tập đoàn, bắt đầu từ việc hình thành các xưởng thông minh và các sản phẩm thông minh có thể hoạt động hoàn hảo trong môi trường Internet kỹ nghệ (Industrial Internet) và Internet vạn vật (Internet of Things). Đây cũng là những công cụ phát triển nền Kinh tế Nối mạng (Networked Economy) mà trọng lượng nền kinh tế mới này được dự kiến đạt đến 90.000 tỷ USD/năm. Để duy trì tính cạnh tranh, các nhà máy phải cung cấp các thiết kế tùy chỉnh và có khả năng thay đổi sản phẩm nhanh chóng; sử dụng IoT và các công nghệ khác để số hóa toàn bộ quy trình, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường; hợp nhất mạng lưới sản xuất, dùng giải pháp quản lý vòng đời sản phẩm dựa trên Internet để nhân viên có thể làm việc thông qua mạng; dùng robot bán tự động làm việc bên cạnh con người để tăng năng suất và vẫn đảm bảo chất lượng; phân tích dữ liệu thu thập được về khách hàng để cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số mới. Từ đó, các công ty có cơ hội đưa sản xuất về lại nước mình, giành lại công việc từ các nước có giá nhân công thấp, đó là lý do tại sao Kỹ nghệ 4.0 đang được chính phủ các nước phương Tây quan tâm. Người Anh kỳ vọng việc số hóa các nhà máy có thể khôi phục lại sản xuất. Riêng Đức đặc biệt chú trọng Kỹ nghệ 4.0 vì sản xuất là xương sống của nền kinh tế nước này. Các công ty Đức đang đẩy mạnh đầu tư cho công nghệ để đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp mới. Khảo sát của Strategy& và PwC với 235 công ty công nghiệp có trụ sở tại Đức năm 2014 cho thấy, công nghệ Kỹ nghệ 4.0 chiếm hơn 50% số vốn đầu tư hoạch định cho 5 năm tới. Nghĩa là tổng vốn đầu tư cho Kỹ nghệ 4.0 của Đức có thể lên đến 40 tỷ EUR/năm, từ nay đến 2020. Nếu các nước châu Âu khác cũng tiếp bước, tổng vốn đầu tư có thể lên đến 140 tỷ EUR/năm.
Thách thức của người lao động
Việc robot hóa và tự động hóa diễn ra nhanh, khiến cho những công việc giản đơn và được trả lương thấp sẽ được thay thế dần bởi các robot và các quy trình tự động hóa ở khắp nơi. Theo Business Insider, 3/10 doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất toàn cầu đang và sẽ thay thế các nhân công của mình bằng robot. Cụ thể Foxconn, tập đoàn gia công chính cho Apple, Google và Amazon đã thay 60.000 nhân công bằng robot. Tập đoàn bán lẻ Walmart, với 2,1 triệu nhân công, muốn thay thế những nhân viên kiểm hàng, giao hàng bằng các máy bay không người lái.
Các công ty công nghệ ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc sau khi sử dụng robot, giảm số nhân công từ 650 xuống còn 60 và nhiều khả năng xuống còn 20. Năng suất của robot gần như gấp ba lần con người ở những công ty này và tỷ lệ sản phẩm hỏng còn dưới 5% so với 25% trước đó. Báo cáo khác của Citibank và Đại học Oxford có tựa Công nghệ - Việc làm v.2.0: tương lai không như đã từng, cho biết nhiều khả năng 77% việc làm ở Trung Quốc, 72% việc làm ở Thái Lan và 69% việc làm ở Ấn Độ sẽ được tự động hóa và thay thế bằng robot. Theo dự báo, đến cuối thế kỷ 21, tỷ lệ thất nghiệp sẽ là 75% vì phần lớn các công việc lặp đi lặp lại do con người làm sẽ bị thay thế bởi máy móc và xu hướng này ngày càng tăng với tốc độ rất nhanh. Một nghiên cứu của Frey và Osborne (Đại học Oxford) năm 2013 cho biết, những ngành nghề có lương thấp và yêu cầu ít đào tạo sẽ có nguy cơ cao bị thay thế bởi tự động hóa. Chính vì vậy, các chính phủ phương Tây và Mỹ đã xây dựng các chiến lược đáp ứng tình hình mới này.
Chuẩn bị cho đổi mới
Nhiều lĩnh vực kinh tế mới và ngành nghề mới xuất hiện trong Kỹ nghệ 4.0 khiến nhiều nước ráo riết chuẩn bị nguồn nhân lực cho những lĩnh vực kinh tế và ngành nghề mới này. Tại Mỹ, Ủy ban Giáo dục các hệ thống thực - ảo thế kỷ 21 đã và đang hoạch định chiến lược chuẩn bị một môn học mới ở cấp mầm non phổ thông và một chuyên ngành đào tạo mới ở cấp đại học gọi là Giáo dục các hệ thống thực - ảo thế kỷ 21 (21st Century Cyber - Physical Systems Education: CPS).
Ở mầm non và phổ thông, các môn học STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán) và môn máy tính hiện nay trong trường học sẽ được sử dụng để đưa CPS vào. Ở cấp này, môn học sẽ giúp đảm bảo rằng, học sinh sẵn sàng để học CPS khi các em bắt đầu học đại học. Ở bậc dạy nghề, CPS được đưa vào chương trình để chuẩn bị cho học sinh/ sinh viên học tiếp lên đại học hoặc làm việc ở các ngành nghề liên quan CPS. Bên cạnh đó, họ còn chuẩn bị chương trình thạc sĩ và tiến sĩ thuộc lĩnh vực này. Ngoài ra, còn có các khóa học riêng về CPS cho những người có nhu cầu hay được lồng ghép vào các chương trình đào tạo kỹ sư công nghệ và kỹ sư máy tính hiện hành. Chiến lược lâu dài là đào tạo các thạc sĩ và tiến sĩ cho chuyên ngành này để đội ngũ giảng dạy thực sự là những chuyên gia của lĩnh vực CPS.
Không chỉ nước Mỹ mà các nước khác cũng áo riết chuẩn bị nguồn nhân lực cho các ngành nghề mới này. Chương trình công nghiệp 4.0 của Đức tập trung chuẩn bị nguồn nhân lực lãnh đạo của lĩnh vực CPS, đào tạo nguồn nhân lực dịch vụ, công nghiệp thiết kế hay các hệ thống trí tuệ nhân tạo. Liên minh châu Âu bằng nguồn kinh phí công và tư, chi 7 tỷ USD để nghiên cứu về hệ thống trí tuệ nhân tạo, tạo nền tảng công nghệ châu Âu dựa trên các hệ thống tích hợp thông minh (EPoSS). Hàn Quốc cũng là nước tiên phong trong lĩnh vực này và CPS là trọng tâm thảo luận của họ về chính sách phát triển công nghệ thông tin và truyền thông.