Trước đó, theo Foreign Policy, Liên hiệp quốc (LHQ), Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq cũng đã phản đối cuộc trưng cầu dân ý này.
Các ngoại trưởng EU chống lại các bước đi đơn phương của người Kurd trong khi LHQ cảnh báo người Kurd không nên thực hiện bất kỳ hành động nào liên quan đến việc thành lập một đất nước riêng.
Mỹ cho rằng tham vọng độc lập của người Kurd có thể làm chệch hướng các ưu tiên cấp bách khác.
Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã cực lực bác bỏ mọi ý định công nhận người Kurd thành một quốc gia độc lập với đa số người Kurd hiện nay đang sinh sống ở lãnh thổ 2 nước này (số còn lại ở Iran và Syria).
Trước đó, ông Masoud Barzani, người đứng đầu chính quyền người Kurd ở Iraq (KRG) cho biết người Kurd tại Iraq sẽ trưng cầu dân ý về nền độc lập của họ vào ngày 25-9.
Sau cuộc tấn công của Mỹ vào Iraq năm 2002, do tình trạng các cứ và xung đột sắc tộc gia tăng, người Kurd càng muốn độc lập.