Lo ngại an ninh
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia khẳng định, IS là kẻ thù số một của Chính phủ Malaysia và cho biết sẽ tới Arab Saudi, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Bahrain trong tuần này để nắm bắt những thông tin tình báo mới nhất về IS.
Hiện, Malaysia đã tăng cường an ninh tại các cửa khẩu ở biên giới, đặc biệt là dọc bờ biển phía Đông. Quân đội Malaysia cũng đã tăng cường lực lượng, khí tài tới biển Sulu, gần với Marawi, nơi Philippines đang tấn công các phiến quân thân IS.
Các chuyên gia cảnh báo, ảnh hưởng của IS đã lan rộng trong khắp Đông Nam Á trong thời gian qua, với hơn 60 nhóm vũ trang trong khu vực cam kết trung thành với IS. Tầm ảnh hưởng của IS ở Đông Nam Á đã vượt xa mức mà các tổ chức khủng bố khác như al - Qaeda hay Jemaah Islamiyah đạt được.
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen đánh giá khủng bố đã trở thành “mối lo ngại về an ninh lớn nhất” trong khu vực. Ông khẳng định, Philippines đã trở thành một cục nam châm thu hút các nhóm cực đoan. Có nhiều dấu hiệu chứng tỏ mối lo ngại này không phải là không có căn cứ. Năm 2016, một đoạn video chiếu cảnh những người đàn ông vũ trang cầm súng trường và các loại vũ khí khác trên nền nhạc Arab đã được phát tán rộng rãi trên mạng. Trong video, một tay súng người Malaysia kêu gọi những kẻ ủng hộ IS, nếu không thể đến chiến đấu ở Trung Đông có thể “tới Philippines”. Đoạn video đã cho thấy tầm quan trọng ngày một gia tăng của khu vực Đông Nam Á đối với nhóm lãnh đạo IS.
Chung tay chống khủng bố
Sau một thời gian dài hoạt động riêng rẽ, không có sự hợp tác, các nhóm khủng bố ở Đông Nam Á đang kết hợp với nhau. Chiến dịch chiếm đóng Marawi chính là lần đầu tiên các nhóm này cùng chiến đấu dưới danh nghĩa IS. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng từng cảnh báo hiểm họa khủng bố ở châu Á là vấn đề nghiêm trọng và khó khăn, nguy cơ IS vươn tới Đông Nam Á đang ngày một gần. Trang Asian Correspondent cho rằng, trước nguy cơ gia tăng, các nước ASEAN cần có thêm nhiều kế hoạch cụ thể phòng chống khủng bố.
Nhận thức rõ các nguy cơ này, nhiều cuộc tập trận của lực lượng hải quân, đặc nhiệm các quốc gia Đông Nam Á và các nước đối tác đã diễn ra và thu được kết quả khả quan. Quân đội, lực lượng an ninh, người dân và giới chức lãnh đạo ở Đông Nam Á đã hiểu rõ hơn nguy cơ có thật về sự bành trướng của chủ nghĩa khủng bố ở Đông Nam Á nói riêng, ở cấp độ khu vực và toàn cầu nói chung. Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN đã cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ hơn trong nỗ lực chống khủng bố. Indonesia, Philippines và Malaysia đã thống nhất tuần tra chung trên biển nhằm kiểm soát an ninh tại vùng biển nơi phiến quân và cướp biển đang hoành hành. Các nước Đông Nam Á cũng có kế hoạch sử dụng máy bay không người lái và máy bay trinh sát để ngăn chặn các tay súng Hồi giáo cực đoan di chuyển qua biên giới giữa các nước.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, trong khi IS đã tìm cách kết hợp được các nhóm cực đoan ở Đông Nam Á, thì phần lớn hoạt động của lực lượng an ninh và chống khủng bố của các nước vẫn bị giới hạn trong phạm vi quốc gia. Sự phối hợp khu vực nhằm chống lại IS đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, khi nguy cơ IS tăng cường sự hiện diện tại khu vực Đông Nam Á nói chung và Philippines nói riêng đang dần hiện rõ. Nếu chính phủ các nước Đông Nam Á không sớm có hành động, khu vực này rất có thể sẽ bị biến thành một cứ điểm của IS, một điểm nóng gây bất ổn trong khu vực và trên thế giới.
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia khẳng định, IS là kẻ thù số một của Chính phủ Malaysia và cho biết sẽ tới Arab Saudi, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Bahrain trong tuần này để nắm bắt những thông tin tình báo mới nhất về IS.
Hiện, Malaysia đã tăng cường an ninh tại các cửa khẩu ở biên giới, đặc biệt là dọc bờ biển phía Đông. Quân đội Malaysia cũng đã tăng cường lực lượng, khí tài tới biển Sulu, gần với Marawi, nơi Philippines đang tấn công các phiến quân thân IS.
Các chuyên gia cảnh báo, ảnh hưởng của IS đã lan rộng trong khắp Đông Nam Á trong thời gian qua, với hơn 60 nhóm vũ trang trong khu vực cam kết trung thành với IS. Tầm ảnh hưởng của IS ở Đông Nam Á đã vượt xa mức mà các tổ chức khủng bố khác như al - Qaeda hay Jemaah Islamiyah đạt được.
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen đánh giá khủng bố đã trở thành “mối lo ngại về an ninh lớn nhất” trong khu vực. Ông khẳng định, Philippines đã trở thành một cục nam châm thu hút các nhóm cực đoan. Có nhiều dấu hiệu chứng tỏ mối lo ngại này không phải là không có căn cứ. Năm 2016, một đoạn video chiếu cảnh những người đàn ông vũ trang cầm súng trường và các loại vũ khí khác trên nền nhạc Arab đã được phát tán rộng rãi trên mạng. Trong video, một tay súng người Malaysia kêu gọi những kẻ ủng hộ IS, nếu không thể đến chiến đấu ở Trung Đông có thể “tới Philippines”. Đoạn video đã cho thấy tầm quan trọng ngày một gia tăng của khu vực Đông Nam Á đối với nhóm lãnh đạo IS.
Chung tay chống khủng bố
Sau một thời gian dài hoạt động riêng rẽ, không có sự hợp tác, các nhóm khủng bố ở Đông Nam Á đang kết hợp với nhau. Chiến dịch chiếm đóng Marawi chính là lần đầu tiên các nhóm này cùng chiến đấu dưới danh nghĩa IS. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng từng cảnh báo hiểm họa khủng bố ở châu Á là vấn đề nghiêm trọng và khó khăn, nguy cơ IS vươn tới Đông Nam Á đang ngày một gần. Trang Asian Correspondent cho rằng, trước nguy cơ gia tăng, các nước ASEAN cần có thêm nhiều kế hoạch cụ thể phòng chống khủng bố.
Nhận thức rõ các nguy cơ này, nhiều cuộc tập trận của lực lượng hải quân, đặc nhiệm các quốc gia Đông Nam Á và các nước đối tác đã diễn ra và thu được kết quả khả quan. Quân đội, lực lượng an ninh, người dân và giới chức lãnh đạo ở Đông Nam Á đã hiểu rõ hơn nguy cơ có thật về sự bành trướng của chủ nghĩa khủng bố ở Đông Nam Á nói riêng, ở cấp độ khu vực và toàn cầu nói chung. Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN đã cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ hơn trong nỗ lực chống khủng bố. Indonesia, Philippines và Malaysia đã thống nhất tuần tra chung trên biển nhằm kiểm soát an ninh tại vùng biển nơi phiến quân và cướp biển đang hoành hành. Các nước Đông Nam Á cũng có kế hoạch sử dụng máy bay không người lái và máy bay trinh sát để ngăn chặn các tay súng Hồi giáo cực đoan di chuyển qua biên giới giữa các nước.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, trong khi IS đã tìm cách kết hợp được các nhóm cực đoan ở Đông Nam Á, thì phần lớn hoạt động của lực lượng an ninh và chống khủng bố của các nước vẫn bị giới hạn trong phạm vi quốc gia. Sự phối hợp khu vực nhằm chống lại IS đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, khi nguy cơ IS tăng cường sự hiện diện tại khu vực Đông Nam Á nói chung và Philippines nói riêng đang dần hiện rõ. Nếu chính phủ các nước Đông Nam Á không sớm có hành động, khu vực này rất có thể sẽ bị biến thành một cứ điểm của IS, một điểm nóng gây bất ổn trong khu vực và trên thế giới.