Trong nhiệm kỳ vừa qua, được sự phân công và dưới sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Kinh tế Trung ương được giao chủ trì tham mưu, xây dựng một số nghị quyết quan trọng vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài vừa trực tiếp tháo gỡ những vướng mắc, ách tắc; đồng thời khơi dậy mọi nguồn lực to lớn thúc đẩy mạnh mẽ cho phát triển kinh tế xã hội, cho phát triển lực lượng sản xuất mà điển hình có thể kể đến: Nghị quyết số 11-NQ/TW Trung ương khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết số 10-NQ/TW Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia; Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng phát triển năng lượng quốc gia.
Đồng chí NGUYỄN VĂN BÌNH: Đảng ta đã xác định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong suốt 35 năm đổi mới, Đảng, nhà nước và nhân dân ta không ngừng chăm lo xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và coi đây là nhiệm vụ chiến lược có ý nghĩa đột phá. Đến nay, có thể khẳng định, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng rõ nét hơn; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đồng bộ, đầy đủ và hoàn thiện hơn. Nhờ đó, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và xem là hình mẫu của các nước đang phát triển, như đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói “chưa bao giờ đất nước ta có cơ đồ tốt đẹp như ngày nay”.
Tuy nhiên, đây là mô hình chưa có tiền lệ trên thế giới, do vậy, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không thể tránh khỏi các ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, có lúc khá gay gắt. Trong khi đó, các thế lực thù địch, phản động thường xuyên chống phá, xuyên tạc, kích động. Có ý kiến hoài nghi, nếu vận hành đầy đủ, đồng bộ các quy luật kinh tế thị trường thì khó giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa; có ý kiến tuyệt đối hóa vai trò của kinh tế nhà nước, e ngại, dè dặt đối với kinh tế tư nhân; ngược lại, có ý kiến lại tuyệt đối hóa vai trò của kinh tế tư nhân, cho rằng kinh tế tư nhân sẽ quyết định tất cả và do vậy phải là động lực duy nhất trong khi nghi ngờ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nhất là trong bối cảnh một số doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động kém hiệu quả; có ý kiến quá đề cao vai trò của nhà nước và xem nhẹ vai trò của thị trường và xã hội; ngược lại có ý kiến lại tuyệt đối hóa vai trò của thị trường và xã hội, cho rằng thị trường quyết định tất cả, xem nhẹ vai trò quản lý, điều tiết, dẫn dắt của nhà nước…
PHÓNG VIÊN: Như vậy, để đi đến thống nhất là rất khó. Ban Kinh tế Trung ương đã giải quyết ra sao?
Đồng chí NGUYỄN VĂN BÌNH: Để đi đến thống nhất nhận thức là rất khó khăn, phức tạp; phải giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ giữa kế thừa và phát triển, giữa kiên định và đổi mới trên cơ sở phải thấm nhuần sâu sắc những nguyên tắc cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; những quan điểm xuyên suốt của Đảng, nhất là cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; phải nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan, kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại và kinh nghiệm tổng kết thực tiễn đổi mới ở nước ta, bảo đảm vững chắc định hướng xã hội chủ nghĩa, độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Đó chính là hoàn cảnh, yêu cầu và quan điểm của Đảng để Ban Kinh tế Trung ương xây dựng 3 Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII.
Xin cảm ơn đồng chí!
Đồng chí VŨ OANH, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Ban Kinh tế Trung ương đã hoàn thành tốt trọng trách được giao Việc ban hành Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13-1-1981, về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp là bước đột phá đầu tiên về đổi mới cơ chế quản lý, kế hoạch hóa và hạch toán kinh tế trong nông nghiệp…, làm biến đổi sâu sắc sản xuất nông nghiệp. Xét về mặt cơ chế quản lý kinh tế, 5 nguyên tắc khoán 100 đã phá vỡ cơ chế tập trung quan liêu trong sản xuất nông nghiệp, nhất là sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất, ruộng đất; quản lý, điều hành tốt lao động làm cho mọi người gắn bó với kết quả cuối cùng; thực hiện phân phối sản phẩm, phân phối theo lao động, bảo đảm hài hòa lợi ích nhà nước - tập thể - người lao động; hợp tác xã thực hiện nguyên tắc “tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ”. Năng suất lúa sau khi thực hiện khoán sản phẩm ở các hợp tác xã đều tăng lên, nơi tăng ít khoảng 4-5%, tăng vừa 15-20%, cá biệt có nơi tăng 50%. Thu hoạch tại HTX Cao Phong, tỉnh Vĩnh Phú 1985 Để cụ thể hóa và hoàn thiện các hình thức, mô hình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - cơ chế khoán sản phẩm…, sau đó, Ban Bí thư đã ban hành một số chỉ thị, góp phần thúc đẩy và hoàn thiện quản lý, phát triển nông nghiệp và tạo tiền đề cho năm 1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10-NQ/TW (khoán 10). Trong quá trình này Ban Kinh tế Trung ương đóng vai trò hết sức quan trọng và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử. Ban Kinh tế Trung ương với chức năng nghiên cứu, tham mưu cho Trung ương Đảng đã tập hợp, phát huy được trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân hoàn thành tốt trọng trách được giao, góp phần đưa kinh tế nước ta không ngừng phát triển lớn mạnh trong thời gian qua. |