Điều đáng nói, đây tiếp tục là vụ cháy có nguyên nhân xuất phát từ sự bất cẩn trong hàn xì của công nhân.
Có thể nói, trong rất nhiều nguyên nhân gây cháy tại các cơ sở, nguyên nhân do thợ hàn vi phạm các quy định về phòng cháy khi thực hiện công việc chiếm số lượng lớn. Một phần do ý thức trách nhiệm của chủ cơ sở chưa cao khi thuê thợ hàn, một phần do thợ hàn chưa được trang bị kiến thức về PCCC và thiếu ý thức đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc của mình.
Để đảm bảo tốt công tác phòng cháy có liên quan đến việc hàn xì, trước hết thợ thi công phải có hiểu biết rõ ràng an toàn khi hàn cắt kim loại.
Những nguồn có thể gây cháy:
+ Ngọn lửa hàn hơi
+ Hồ quang điện
+ Xỉ văng tóe
+ Ngọn lửa thứ cấp
+ Tia bức xạ nhiệt
Nguyên nhân hầu hết vụ cháy điển hình do hàn cắt gây ra trong các cụ cháy lớn gần đây, chủ yếu do hiện tượng các hạt kim loại nóng chảy và bắn vào các vật liệu dễ cháy như xốp, vải, mút, da, bìa carton...
Do vậy, để đảm bảo an toàn trong quá trình hàn, giảm đến mức thấp nhất số vụ cháy do hàn gây ra, cần thực hiện một loạt giải pháp về tổ chức quản lý và kỹ thuật an toàn trước, trong và sau khi hàn.
Có thể nói, trong rất nhiều nguyên nhân gây cháy tại các cơ sở, nguyên nhân do thợ hàn vi phạm các quy định về phòng cháy khi thực hiện công việc chiếm số lượng lớn. Một phần do ý thức trách nhiệm của chủ cơ sở chưa cao khi thuê thợ hàn, một phần do thợ hàn chưa được trang bị kiến thức về PCCC và thiếu ý thức đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc của mình.
Để đảm bảo tốt công tác phòng cháy có liên quan đến việc hàn xì, trước hết thợ thi công phải có hiểu biết rõ ràng an toàn khi hàn cắt kim loại.
Những nguồn có thể gây cháy:
+ Ngọn lửa hàn hơi
+ Hồ quang điện
+ Xỉ văng tóe
+ Ngọn lửa thứ cấp
+ Tia bức xạ nhiệt
Nguyên nhân hầu hết vụ cháy điển hình do hàn cắt gây ra trong các cụ cháy lớn gần đây, chủ yếu do hiện tượng các hạt kim loại nóng chảy và bắn vào các vật liệu dễ cháy như xốp, vải, mút, da, bìa carton...
Do vậy, để đảm bảo an toàn trong quá trình hàn, giảm đến mức thấp nhất số vụ cháy do hàn gây ra, cần thực hiện một loạt giải pháp về tổ chức quản lý và kỹ thuật an toàn trước, trong và sau khi hàn.
Phải sử dụng các thiết bị bảo vệ trong quá trình hàn cắt kim loại
Giải pháp tổ chức, quản lý:
- Trước hết, đối với người quản lý cơ sở cần nêu cao ý thức trách nhiệm trong công tác PCCC nói chung và khi tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị, cấu kiện xây dựng tại cơ sở của mình quản lý. - Cần tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn hàn lồng ghép với các buổi phổ biến kiến thức an toàn PCCC và an toàn vệ sinh lao động theo định kỳ đối với cán bộ, công nhân viên của mình. - Ban hành những nội quy, quy định về PCCC, quy trình an toàn khi hàn phù hợp với đặc điểm sản xuất và đặc thù của từng cơ sở. - Sử dụng thợ hàn có trình độ tay nghề tốt, vừa đảm bảo chất lượng công việc vừa tạo sự an toàn lao động và an toàn cháy nổ khi làm việc. - Khi phải hàn ở khu vực có chứa chất dễ cháy nổ, cần dừng quá trình sản xuất, tổ chức cách ly vật liệu cháy ra khỏi khu vực sửa chữa, cắt cử người hoặc trực tiếp giám sát suốt quá trình hàn. Sau khi đã hàn xong ít nhất 30 phút, chuẩn bị sẵn các phương tiện chữa cháy ban đầu cạnh khu vực hàn để xử lý kịp thời nếu có sự cố cháy nổ xảy ra; - Tuyệt đối tuân thủ các quy định an toàn khi hàn. Đối với cán bộ cảnh sát kiểm tra PCCC phụ trách cơ sở trong quá trình kiểm tra, huấn luyện và bồi dưỡng kiến thức về PCCC, cần đưa nội dung về hàn vào để nâng cao ý thức cảnh giác cho cán bộ cơ sở khi họ thực hiện công việc hàn. Một trong những giải pháp siết chặt các quy định an toàn là phải tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức và cấp chứng chỉ về PCCC cho những người trực tiếp làm công việc hàn, giúp họ nắm vững được đặc điểm nguy hiểm cháy nổ khi hàn và biết cách sử dụng các phương tiện chữa cháy ban đầu. Giải pháp kỹ thuật: - Trước khi tiến hành hàn cần cách ly khu vực hàn với các vật liệu cháy, di chuyển chúng ra xa khỏi vị trí hàn đến khoảng cách ít nhất 10m. Đối với các cấu kiện không thể di chuyển được như xốp cách âm ở trần, tường… cần che chắn lại bằng các vật liệu khó cháy hoặc không cháy như tấm tôn, thép, gỗ phủ sơn chống cháy, amiang... - Trước khi hàn cần kiểm tra kỹ khu vực xung quanh, kiểm tra các trang thiết bị sử dụng cho quá trình hàn. Đối với quá trình hàn hơi, lưu ý các chai khí phải có kiểm định và còn hạn sử dụng; đặt cách xa khu vực có nguồn nhiệt; phải có van an toàn, đường ống dẫn khí kín và được bảo vệ tránh nguồn nhiệt tác động, que hàn an toàn... Đối với quá trình hàn điện, kiểm tra máy biến áp hàn, sử dụng dây dẫn phù hợp về chủng loại và tiết diện lõi, dùng các bộ ngắt tự động chống sự cố chập điện khi hàn. - Thợ hàn trước khi hàn cần trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cá nhân như găng tay, kính bảo vệ mắt; kiểm tra, sắp xếp gọn gàng khu vực hàn; kiểm tra các phương tiện chữa cháy ban đầu như nước, bình chữa cháy. - Kiểm tra kỹ mỏ hàn, bộ giảm áp, ống dẫn khí, vị trí nối giữa mỏ hàn với ống nối và chai chứa khí. Trong khi hàn không mang các thiết bị, mỏ hàn ra khỏi khu vực giành riêng cho thợ hàn. Nếu giải lao cần khóa tất cả van dẫn khí, ngắt nguồn điện đối với máy biến áp hàn, thu dọn gọn dụng cụ và cấm người ngoài vào khu vực hàn hoặc sử dụng bất kỳ thiết bị nào phục vụ quá trình hàn. - Khi hàn hồ quang chỉ được phép cấp điện từ máy phát điện hàn, máy biến áp hàn, máy chỉnh lưu hàn. Không được phép cấp trực tiếp từ lưới điện động lực, lưới điện chiếu sáng hoặc lưới điện xe điện. - Nếu tiến hành hàn ở trong các hầm, thùng, khoang bể… trước khi hàn cần kiểm tra kỹ để trong đó không còn hơi khí độc, hơi khí dễ cháy nổ; máy hàn phải để bên ngoài, tiến hành thông gió với tốc độ gió từ 0,3 - 1,5m/giây.