Cáo cáo cho thấy, có 42% các nhà quản lý điều hành tin rằng trong tương lai gần, các doanh nghiệp của họ sẽ phải đối mặt với các tình huống gián đoạn kinh doanh do những thiên tai từ biến đổi khí hậu. Ngoài ghi nhận tầm quan trọng của việc phải chuẩn bị sẵn sàng, các nhà quản lý còn thấy rõ nhu cầu từ bỏ các chiến lược thụ động, hướng tới lập kế hoạch cho khả năng chống chịu dài hạn thay vì chống chịu định hướng phục hồi.
Điều khả quan là các doanh nghiệp đang rất nghiêm túc về quy hoạch khả năng chống chịu - 49% các nhà quản lý cho biết doanh nghiệp của họ có chiến lược rõ ràng để xử lý các tình huống gây gián đoạn và tỷ lệ người lao động đã được chuẩn bị sẵn sàng cao gấp gần tám lần so với số người chưa được chuẩn bị.
Số hoá và tự động hoá là các yếu tố thúc đẩy sự sẵn sàng chuẩn bị này, khi 90% doanh nghiệp có chiến lược rõ ràng về khả năng chống chịu cho biết đã đầu tư mạnh mẽ vào các lĩnh vực đó. Tuy nhiên, cần ghi nhận giá trị của khả năng chống chịu chủ động so với khả năng chống chịu thụ động, một thành tố mà không nhiều doanh nghiệp có trong chiến lược của mình. Nói cách khác, chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa với tình trạng hiện nay.
Patrik Hedlund, Nghiên cứu viên cấp cao, bộ phận Consumer & IndustryLab tại Ericsson, cho biết: “Thế giới của chúng ta ngày càng trở nên phức tạp và bây giờ chính là lúc cần triển khai ngay các chiến lược về khả năng chống chịu. Điều này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với các doanh nghiệp, nếu như họ muốn duy trì năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững lâu dài”.
Thông qua phát triển các chiến lược chủ động hơn về khả năng chống chịu, các doanh nghiệp có thể tích cực tiêu trừ các tình huống gián đoạn tiềm ẩn, bằng cách đưa ra các tín hiệu cảnh báo trước về các sự kiện gián đoạn và tìm hiểu đầy đủ về tác động có thể có. Trên thực tế, 6 trong số 10 nhà quản lý tin rằng các dịch vụ ứng dụng công nghệ AI và đào tạo tập huấn về khả năng chống chịu sử dụng VR thực hiện sau các sự kiện gián đoạn là những yếu tố quan trọng để xử lý các tình huống gián đoạn trong tương lai, chỉ rõ nhu cầu xem xét các xu hướng quá khứ trong quá trình xây dựng khả năng chống chịu cho tương lai. |