Sau những trào lưu sách du ký, sách hoài niệm… hiện nay sách của các ông bố, bà mẹ lấy con làm nhân vật chính đang thu hút bạn đọc.
Trào lưu mới
Cận văn học là khái niệm đơn giản để chỉ các tác phẩm như thư từ, hồi ký, ghi chép, nhật ký, tự truyện, truyện khoa học viễn tưởng…, đây không phải là khái niệm xa lạ với bạn đọc trong nước, nhưng suốt một thời gian dài, thể loại văn học này ít được để ý. Thành công bất ngờ của Nhật ký Đặng Thùy Trâm của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, đã làm thay đổi tất cả. Một trong những ưu điểm của các tác phẩm cận văn học là không đòi hỏi người sáng tác phải có tài năng đặc biệt về mặt nghệ thuật văn chương. Trên thực tế, rất nhiều tác phẩm cận văn học tuy có nội dung, chi tiết rất hấp dẫn nhưng phần bản thảo rất sơ sài và chỉ nhờ tay nghề xuất sắc của các biên tập viên NXB mới có thể đến tay bạn đọc.
Có thể nói, các tác phẩm cận văn học đã làm thay đổi cả thị trường văn học trong nước. Các trào lưu văn học những năm gần đây chủ yếu là cận văn học. Có thể kể đến trào lưu sách du ký với cả trăm tác phẩm đã được xuất bản. Các tác phẩm đều là người thật, việc thật do tác giả trực tiếp thực hiện qua các chuyến đi. Người đọc như trực tiếp tham dự hành trình của tác giả.
Dòng du ký vừa lắng xuống, lại nổi lên dòng sách hoài niệm thời tuổi thơ. Dòng sách này có một điểm đặc biệt là thành công gắn với giai đoạn thời chiến, tiêu biểu nhất là cuốn Quân khu Nam Đồng do chính những đứa trẻ sống tại khu tập thể quân đội tại Nam Đồng (Hà Nội) nhớ và kể lại. Sự chân thật từ những kỷ niệm của các cá nhân đã khiến bạn đọc như thấy lại những mảnh ghép của một thời. Gần đây nhất, tác phẩm dạng tự truyện Ba ánh mây trôi dạt xứ bèo của tác giả người Pháp gốc Việt Nuage Rose (Hồng Vân) kể về những năm tháng rời Hà Nội sơ tán cũng nhận được sự chú ý của bạn đọc với chi tiết đầy riêng tư dưới con mắt của một bé gái về một thời kỳ ác liệt nhưng đầy vĩ đại của dân tộc.
Dòng hoài niệm vừa lắng thì sách tự truyện, hồi ký của các nghệ sĩ lại nổi lên. Thực chất, sách hồi ký nghệ sĩ không mới, nhưng việc xuất hiện hàng loạt với đủ mọi thể loại, nội dung của nhiều nghệ sĩ từ rất nổi tiếng đến những người mà con đường nghệ thuật mới chỉ bắt đầu, đã tạo nên một trào lưu của dòng sách này.
Dịp hè 2017, một trào lưu mới xuất hiện, đó là viết sách về chính con em mình. Khác với các thể loại cận văn học kể trên, dòng sách này tương đối khác lạ, hướng đến đối tượng bạn đọc cũng rộng hơn.
Nội dung gần gũi
Không phải đến hè 2017 mới xuất hiện những tác phẩm dạng tác giả viết về con, cho con và mượn con để sáng tác. Từ những năm trước đã có Đỗ Bích Thúy với hai tác phẩm Em béo và hội cầu vồng, Tết đến rồi em béo ơi. Nhà văn Phong Điệp với Nhật ký Sẻ đồng viết dưới con mắt của chính con mình. Nguyễn Đình Tú có Ba nàng lính ngự lâm viết dưới sự hỗ trợ của con gái.
Tuy nhiên, các tác phẩm hè năm nay lại có nhiều khác biệt bởi tính văn chương được giảm bớt nhưng có nhiều hơn sự gần gũi, nhẹ nhàng. Có sự khác biệt này là bởi đối tượng bạn đọc của các tác phẩm là cả trẻ em và phụ huynh. Nổi bật trong dòng sách của các bà mẹ có bộ sách ba cuốn của nhà văn Dương Thụy với các nhan đề SuSu và GoGo đi Paris, SuSu và GoGo đi Tokyo, SuSu và GoGo đi Singapore. Dương Thụy là cây bút nổi tiếng viết về du học sinh, nên tác phẩm viết cho thiếu nhi của chị bối cảnh cũng tập trung ở nước ngoài. Các nhân vật như bố mẹ, chị gái, em trai, ông bà đều là thật, lấy từ chính người thân của chị. Bộ ba tác phẩm được ví như một sự kết hợp giữa dòng du ký và dòng sách thiếu nhi, đưa bạn đọc nhỏ tuổi đến với các vùng đất, các nền văn hóa mới lạ. Lối kể chuyện vốn nổi tiếng của Dương Thụy, kết hợp với sự hiểu biết về thế giới, vai trò của một người mẹ được phát huy thành thục trong bộ sách mới, làm cho tác phẩm được bạn đọc đánh giá cao.
Khác với Dương Thụy, Bụng phệ nhanh chân của dịch giả, nhà báo Nguyễn Lệ Chi lại được chú ý bởi nội dung và cách viết dí dỏm, gần với bạn đọc nhỏ tuổi. Nhân vật chính là cô cháu nhỏ, người gọi tác giả là “mama”. Các mẩu chuyện trong sách đều là những câu chuyện đời thường, từ chuyện ở mẫu giáo đến chuyện về tình yêu thương trong gia đình. Tác phẩm mang đậm tính thời sự như chuyện bạo hành ở trường học, chuyện xâm hại tình dục…, tác giả với hai vai trò: người mẹ và nhà báo, đã khéo léo tạo nên hai tầng ý nghĩa cho tác phẩm. Đó là cách đối diện với những vấn đề một cách nhẹ nhàng, không gây áp lực tâm lý và cách hỗ trợ bé tránh những tiêu cực, những hiểm họa trong cuộc sống.
Nhiều năm qua, cứ đến hè là dòng sách thiếu nhi lại ghi nhận một thực tế mất cân đối khi có quá nhiều tác phẩm dịch mà thiếu đi các tác phẩm trong nước. Với các tác phẩm cận văn học mới đây, đã góp phần mang đến cho bạn đọc sự thân thiết cần thiết, không chỉ mang đậm tính giải trí mà còn có cả tính giáo dục cho bạn đọc nhỏ tuổi.
Trào lưu mới
Cận văn học là khái niệm đơn giản để chỉ các tác phẩm như thư từ, hồi ký, ghi chép, nhật ký, tự truyện, truyện khoa học viễn tưởng…, đây không phải là khái niệm xa lạ với bạn đọc trong nước, nhưng suốt một thời gian dài, thể loại văn học này ít được để ý. Thành công bất ngờ của Nhật ký Đặng Thùy Trâm của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, đã làm thay đổi tất cả. Một trong những ưu điểm của các tác phẩm cận văn học là không đòi hỏi người sáng tác phải có tài năng đặc biệt về mặt nghệ thuật văn chương. Trên thực tế, rất nhiều tác phẩm cận văn học tuy có nội dung, chi tiết rất hấp dẫn nhưng phần bản thảo rất sơ sài và chỉ nhờ tay nghề xuất sắc của các biên tập viên NXB mới có thể đến tay bạn đọc.
Có thể nói, các tác phẩm cận văn học đã làm thay đổi cả thị trường văn học trong nước. Các trào lưu văn học những năm gần đây chủ yếu là cận văn học. Có thể kể đến trào lưu sách du ký với cả trăm tác phẩm đã được xuất bản. Các tác phẩm đều là người thật, việc thật do tác giả trực tiếp thực hiện qua các chuyến đi. Người đọc như trực tiếp tham dự hành trình của tác giả.
Dòng du ký vừa lắng xuống, lại nổi lên dòng sách hoài niệm thời tuổi thơ. Dòng sách này có một điểm đặc biệt là thành công gắn với giai đoạn thời chiến, tiêu biểu nhất là cuốn Quân khu Nam Đồng do chính những đứa trẻ sống tại khu tập thể quân đội tại Nam Đồng (Hà Nội) nhớ và kể lại. Sự chân thật từ những kỷ niệm của các cá nhân đã khiến bạn đọc như thấy lại những mảnh ghép của một thời. Gần đây nhất, tác phẩm dạng tự truyện Ba ánh mây trôi dạt xứ bèo của tác giả người Pháp gốc Việt Nuage Rose (Hồng Vân) kể về những năm tháng rời Hà Nội sơ tán cũng nhận được sự chú ý của bạn đọc với chi tiết đầy riêng tư dưới con mắt của một bé gái về một thời kỳ ác liệt nhưng đầy vĩ đại của dân tộc.
Dòng hoài niệm vừa lắng thì sách tự truyện, hồi ký của các nghệ sĩ lại nổi lên. Thực chất, sách hồi ký nghệ sĩ không mới, nhưng việc xuất hiện hàng loạt với đủ mọi thể loại, nội dung của nhiều nghệ sĩ từ rất nổi tiếng đến những người mà con đường nghệ thuật mới chỉ bắt đầu, đã tạo nên một trào lưu của dòng sách này.
Dịp hè 2017, một trào lưu mới xuất hiện, đó là viết sách về chính con em mình. Khác với các thể loại cận văn học kể trên, dòng sách này tương đối khác lạ, hướng đến đối tượng bạn đọc cũng rộng hơn.
Nội dung gần gũi
Không phải đến hè 2017 mới xuất hiện những tác phẩm dạng tác giả viết về con, cho con và mượn con để sáng tác. Từ những năm trước đã có Đỗ Bích Thúy với hai tác phẩm Em béo và hội cầu vồng, Tết đến rồi em béo ơi. Nhà văn Phong Điệp với Nhật ký Sẻ đồng viết dưới con mắt của chính con mình. Nguyễn Đình Tú có Ba nàng lính ngự lâm viết dưới sự hỗ trợ của con gái.
Tuy nhiên, các tác phẩm hè năm nay lại có nhiều khác biệt bởi tính văn chương được giảm bớt nhưng có nhiều hơn sự gần gũi, nhẹ nhàng. Có sự khác biệt này là bởi đối tượng bạn đọc của các tác phẩm là cả trẻ em và phụ huynh. Nổi bật trong dòng sách của các bà mẹ có bộ sách ba cuốn của nhà văn Dương Thụy với các nhan đề SuSu và GoGo đi Paris, SuSu và GoGo đi Tokyo, SuSu và GoGo đi Singapore. Dương Thụy là cây bút nổi tiếng viết về du học sinh, nên tác phẩm viết cho thiếu nhi của chị bối cảnh cũng tập trung ở nước ngoài. Các nhân vật như bố mẹ, chị gái, em trai, ông bà đều là thật, lấy từ chính người thân của chị. Bộ ba tác phẩm được ví như một sự kết hợp giữa dòng du ký và dòng sách thiếu nhi, đưa bạn đọc nhỏ tuổi đến với các vùng đất, các nền văn hóa mới lạ. Lối kể chuyện vốn nổi tiếng của Dương Thụy, kết hợp với sự hiểu biết về thế giới, vai trò của một người mẹ được phát huy thành thục trong bộ sách mới, làm cho tác phẩm được bạn đọc đánh giá cao.
Khác với Dương Thụy, Bụng phệ nhanh chân của dịch giả, nhà báo Nguyễn Lệ Chi lại được chú ý bởi nội dung và cách viết dí dỏm, gần với bạn đọc nhỏ tuổi. Nhân vật chính là cô cháu nhỏ, người gọi tác giả là “mama”. Các mẩu chuyện trong sách đều là những câu chuyện đời thường, từ chuyện ở mẫu giáo đến chuyện về tình yêu thương trong gia đình. Tác phẩm mang đậm tính thời sự như chuyện bạo hành ở trường học, chuyện xâm hại tình dục…, tác giả với hai vai trò: người mẹ và nhà báo, đã khéo léo tạo nên hai tầng ý nghĩa cho tác phẩm. Đó là cách đối diện với những vấn đề một cách nhẹ nhàng, không gây áp lực tâm lý và cách hỗ trợ bé tránh những tiêu cực, những hiểm họa trong cuộc sống.
Nhiều năm qua, cứ đến hè là dòng sách thiếu nhi lại ghi nhận một thực tế mất cân đối khi có quá nhiều tác phẩm dịch mà thiếu đi các tác phẩm trong nước. Với các tác phẩm cận văn học mới đây, đã góp phần mang đến cho bạn đọc sự thân thiết cần thiết, không chỉ mang đậm tính giải trí mà còn có cả tính giáo dục cho bạn đọc nhỏ tuổi.