Khu vực phát hiện lửng lợn Đông Dương là khuôn viên một trong những công trình kiến trúc thời Pháp thuộc, gần Km19 đường lên đỉnh Bạch Mã.
Lửng lợn Đông Dương có tên khoa học là Arctonyx collaris dictator, một phân nhánh của loài lửng lợn (Arctonyx collaris), phân bố ở miền Đông Nepal, Bhutan, Ấn Độ, miền Đông và miền Nam Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, do nạn săn bắt trái phép dẫn đến suy giảm về số lượng nên Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã xếp loài này vào thể loại loài sắp bị đe dọa trong sách đỏ IUCN năm 2008.
Theo ông Linh, lửng lợn Đông Dương (trong tiếng Tày gọi là lương mu), hay còn được gọi dưới một số tên khác chồn hoang, cúi, gấu lợn. Tên lửng lợn được đặt do đặc điểm mũi của nó giống như lợn rừng.
Cũng tại Vườn quốc gia Bạch Mã, nhân viên của Vườn quốc gia này vừa phát hiện và ghi hình một đàn gà lôi trắng (tên khoa học Lophura nycthemera) với 6 cá thể cả đực và cái tại khu vực Hải Vọng Đài.
“Việc thời gian gần đây, tại Vườn quốc gia Bạch Mã liên tục xuất hiện nhiều loại động vật quý hiếm thuộc diện nguy cấp như mang Trường Sơn, lửng lợn, gà lôi, chà và chân nâu… cho thấy công tác cứu hộ và bảo tồn các loại động vật đã được thực hiện tốt. Thời gian tới, vườn sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị chức năng thường xuyên tiếp nhận, chăm sóc, tái thả những động vật quý hiếm từ nhiều nguồn đóng góp khác nhau nhằm tiếp tục bảo tồn, phục hồi và đa dạng hóa hệ sinh thái động vật”, ông Linh cho biết.