Ca nhiễm cúm A/H9N2 đầu tiên ở Việt Nam diễn biến nặng vì xơ gan, tiểu đường

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Nam
  • Nữ miền Nam
  • Nữ miền Bắc
  • Nam miền Bắc
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại hội nghị
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại hội nghị

Chiều 10-4, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh.

Tại hội nghị, làm rõ hơn về ca mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở Việt Nam, ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, đây là nam bệnh nhân (37 tuổi, ở xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Hiện bệnh nhân tiếp tục điều trị tại phòng cách ly áp lực âm của Khoa hồi sức tích cực chống độc người lớn của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, với chẩn đoán theo dõi nhiễm trùng huyết từ viêm phổi, cúm A, nhiễm nấm xâm lấn, biến chứng suy hô hấp, xuất huyết phổi, xuất huyết ở bụng ổn, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương thận cấp, xơ gan do rượu, theo dõi u gan. Kể từ khi bệnh nhân cách ly, điều trị tại bệnh viện đến nay, người tiếp xúc gần với bệnh nhân hiện có sức khỏe bình thường.

Ông Hoàng Minh Đức cũng cho biết, đối với ca mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta do có bệnh nền là xơ gan và tiểu đường nên có dấu hiệu triệu chứng nặng hơn.

11.webp
Ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

"Cúm A/H9N2 là chủng độc lực có nguy cơ thấp, thường gây triệu chứng nhẹ và không gây bệnh trên gia cầm nên rất khó phát hiện. Đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người. Do đó chúng tôi khẳng định nguy cơ thành dịch rất thấp, những nguy cơ về số mắc là có vì với điều kiện thời tiết, giao thương buôn bán gia cầm, chim và động vật hoang dã di cư theo thời tiết”, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng chỉ rõ. Đồng thời cho biết, hiện vẫn chưa có thông tin cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới về biến đổi gene và thay đổi độc lực của loại virus cúm này nên, cộng đồng không nên quá hoang mang.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nêu rõ, thời điểm này là giai đoạn chuyển mùa, tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh phát triển, nguy cơ xâm nhập, lây lan của các tác nhân gây bệnh luôn tiềm ẩn, nhất là trong bối cảnh nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao.

"Trước diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình dịch bệnh truyền nhiễm, quán triệt quan điểm chỉ đạo phòng, chống bệnh từ sớm, từ xa của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, thời gian qua, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo đề nghị tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, trong đó có các bệnh sởi, ho gà, cúm gia cầm...", Bộ trưởng Đào Hồng Lan nêu rõ và cho biết, hiện nay, một số bệnh có vaccine phòng bệnh nhưng đang ghi nhận rải rác các trường hợp mắc và bắt đầu có xu hướng tăng. Trong đó có bệnh sởi ghi nhận tại Hà Tĩnh, Sơn La, Cà Mau, Bình Thuận, Thanh Hóa; bệnh ho gà ghi nhận tại Nghệ An, Hà Nội, TPHCM... Đồng thời một số bệnh lưu hành vẫn ghi nhận số mắc ở mức cao như: tay chân miệng tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Tin cùng chuyên mục