Ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên không gây lây lan ra cộng đồng

Ngày 29-12, liên quan tới ca nhiễm biến thể mới Omicron đầu tiên ở nước ta, ông Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, bệnh nhân này đã được cách ly, quản lý kịp thời ngay từ khi nhập cảnh.

Hiện tại, bệnh nhân được cách ly tại phòng riêng biệt ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đồng thời, 165 người đi cùng chuyến bay với bệnh nhân này cũng đã được cách ly tập trung theo quy định. “Đến thời điểm này, đây là ca bệnh xâm nhập được áp dụng các biện pháp quản lý người nhập cảnh chặt chẽ thì không có khả năng lây lan ra cộng đồng”, ông Phan Trọng Lân nhấn mạnh.

Ông cũng cho biết, hiện Việt Nam đã triển khai hệ thống giám sát các trường hợp mắc Covid-19 bất thường, các trường hợp hội chứng cúm lây lan nhanh hay có thể nặng biến đổi bất thường để chuyển về các Viện Vệ sinh dịch tễ/Viện Pasteur giải trình tự gene, qua đó phát hiện biến thể Omicron. 

Tối 29-12, Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận thêm 13.889 ca mắc Covid-19 tại 60 tỉnh, thành phố, trong đó có 8.853 ca ở cộng đồng. Trong số các tỉnh thành, Hà Nội tiếp tục có số ca mắc nhiều nhất với 1.766 ca, tiếp đó là Tây Ninh 938 ca, Vĩnh Long 917 ca, Khánh Hòa 793 ca và TPHCM 702 ca. Đến nay, tổng số vaccine Covid-19 đã được tiêm trong cả nước là hơn 148,1 triệu mũi.

* Cùng ngày, Bộ Y tế đã có công văn gửi các tỉnh thành trong cả nước và các đơn vị chức năng về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh Covid-19. Theo đó, ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ) là một trong số các trường hợp: Người tiếp xúc gần (F1) và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như: sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp; người có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1) và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như trên…

Ca bệnh xác định (F0) là một trong số các trường hợp: Người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của virus (RT-PCR); người tiếp xúc gần (F1) và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2…

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Bệnh lạ khiến cô bé 14 tuổi tự hành hạ bản thân

K.N. (14 tuổi) đột nhiên khó ngủ, la hét, khóc cười vô cớ và không nhận ra người nhà. Tại bệnh viện, em tự bóp cổ, cắn lưỡi làm chảy máu, gãy răng khiến bác sĩ phải tiêm thuốc an thần để bảo đảm an toàn. 

Triển khai bệnh án điện tử: Khó, vẫn phải làm nhanh!

Triển khai bệnh án điện tử: Khó, vẫn phải làm nhanh!

Việc triển khai ứng dụng bệnh án điện tử (BAĐT) thay thế cho bệnh án giấy nằm trong chủ trương chuyển đổi số ngành y tế. Tuy nhiên, đến nay cả nước mới chỉ có 142/1.650 bệnh viện triển khai thành công, trong khi theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ là tất cả bệnh viện phải triển khai BAĐT trước tháng 10-2025.

Gia tăng ca mắc sởi, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện phân luồng, lập khu điều trị cách ly

Gia tăng ca mắc sởi, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện phân luồng, lập khu điều trị cách ly

Các bệnh viện phải tổ chức phân luồng, bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi; bố trí khu vực thu dung điều trị bệnh sởi cách ly tại khoa truyền nhiễm, khoa nhi hoặc các khu vực cách ly của các khoa lâm sàng, bảo đảm việc cách ly ca bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn để phòng lây nhiễm chéo.

Nhân viên y tế tiến hành xét nghiệm bệnh sởi tại một điểm xét nghiệm lưu động ở Seminole, Texas. Ảnh: Los Angeles Times

Mỹ đối mặt đợt bùng phát sởi nghiêm trọng

Số liệu mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết tính đến ngày 28-3, Mỹ đã ghi nhận 483 ca sởi xác nhận tại 20 bang, với ít nhất 2 trường hợp tử vong và 70 ca nhập viện. Đây là đợt bùng phát sởi nghiêm trọng nhất trong nhiều năm.

Ứng phó với dịch sởi gia tăng

Ứng phó với dịch sởi gia tăng

Ngày 27-3, trước tình hình dịch sởi đang diễn biến phức tạp, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Y học Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai).

Dịch sởi ở trẻ em và người lớn đang có nhiều bất thường

Dịch sởi ở trẻ em và người lớn đang có nhiều bất thường

Qua công tác thu dung, điều trị bệnh nhân sởi cho thấy, dịch sởi năm nay ở trẻ em không chỉ gia tăng số ca mắc mà biểu hiện lâm sàng thường không điển hình, khó nhận định. Trong khi đó, đối với người lớn mắc sởi, số ca bị biến chứng nặng tăng cao hơn so với các năm trước. 

TS-BS Cao Đằng Khang, Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đang phẫu thuật cho bệnh nhân

Hồi phục chức năng tim cho bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nặng

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM vừa điều trị thành công cho một bệnh nhân 83 tuổi mắc bệnh tim nặng kèm theo nhồi máu não, tình trạng suy tim cấp tiến triển và phù phổi cấp tính do hở van hai lá nặng sau nhồi máu cơ tim cấp. Đây là một ca bệnh phức tạp, đòi hỏi chiến lược điều trị tối ưu để đảm bảo an toàn.