Cà Mau: Tổng rà soát việc dôi dư giáo viên

Chiều 1-6, UBND tỉnh Cà Mau họp báo thông tin về việc dôi dư giáo viên.

Quang cảnh buổi họp UBND tỉnh Cà Mau với báo chí

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết hiện nay trên địa bàn xảy ra tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ. Trong đó, xu hướng thừa nhiều hơn thiếu; một số huyện chia nhỏ số học sinh, rồi hợp đồng thêm giáo viên giảng dạy. Trong khi đó, chủ trương tinh giảm biên trong các cơ quan hành chính, cả viên chức ngành giáo dục nên việc thừa càng gia tăng.

Do việc thừa giáo viên dẫn đến kinh phí chi cho sự nghiệp giáo dục luôn trong tình trạng căng thăng. Năm 2018, ngoài ngân sách Trung ương phân bổ thì tỉnh phải bổ sung thêm 210 tỷ đồng. Do kinh phí tập trung cho việc chi trả lương (bao gồm cả giáo viên dư thừa) dẫn đến không có nguồn cấp cho việc sửa chữa trường lớp, mua sắm bàn ghế, thiết bị dạy học…

Trước thực tế trên, ông Hải cho biết đã chỉ đạo tổng ra soát hệ thống trường lớp như xóa điểm lẻ, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên. Trên cơ sở đó, giải quyết bằng nhiều giải pháp: điều chuyển, bồi dưỡng các giáo viên dôi dư sang dạy các môn năng khiếu, giáo viên gần tới tuổi hưu, không đủ chuẩn động viên nghỉ chính sách, bố trí các giáo viên dư sang một số lĩnh vực khác…

Theo Sở Tài chính Cà Mau nếu tính theo chuẩn (chưa tính các điểm trường lẻ) thì tỉnh Cà Mau cần tổng số giáo viên ở các cấp học là 11.846 giáo viên. Trong khi đó, giáo viên có mặt (chưa tính cán bộ quản lý và hợp đồng 68) là 14.781 người. 

Riêng đối với 634 điểm trường lẻ, UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo cùng UBND các huyện, TP Cà Mau rà soát, xóa các điểm trường lẻ. Chỉ giữ lại nhũng điểm trưởng lẻ khối mầm non và cấp tiểu học do quá xa điểm trường trung tâm và điều kiện giao thông đi lại quá khó khăn.

Ngoài ra, UBND tỉnh Cà Mau cũng yêu cầu các địa phương, đơn vị chấm dứt hợp đồng (ngắn hạn) ngay với toàn bộ 264 giáo viên kể từ ngày 1-7-2018. Đây là số giáo viên mà các địa phương tự hợp đồng khi chưa có sự đồng ý của lãnh đạo tỉnh.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Huỳnh thi Chúc Linh
Nhờ báo lên tiếng báo vệ cho các giao viên ở cm. Sự việc còn nhiều uẩn khúc và thiếu mình bạch. Thật xót xa cho cái nghề cao quý trong các nghề cao quý mà bị đối xử như thế

Tin cùng chuyên mục

Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo SGGP Nguyễn Khắc Văn trao đổi nội dung giao lưu cùng các khách mời. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Chọn ngành đam mê, phù hợp sở trường

Từ nay đến ngày làm thủ tục đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, học sinh (học sinh lớp 12 và thí sinh tự do đã tốt nghiệp những năm trước) không nên quá lo lắng. Với đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, thí sinh cần tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh để hiểu rõ quy định xét tuyển của từng trường, từng ngành và quan trọng nhất vẫn là nên xác định ngành, nghề mình có đam mê và yêu thích...

Giải đáp những thông tin quan trọng về thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2025

Giải đáp những thông tin quan trọng về thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2025

Để giúp thí sinh trên cả nước chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2025, Báo SGGP tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Thông tin mới nhất về thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2025” với sự tham gia của đại diện Sở GD-ĐT TPHCM, Đại học Quốc gia TPHCM, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, Trường ĐH Tài chính Marketing TPHCM, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.

Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh nói gì về khu nội trú bỏ hoang, gây lãng phí?

Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh nói gì về khu nội trú bỏ hoang, gây lãng phí?

Ông Đinh Ngọc Dạn, Chủ tịch UBND Huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) vừa ký văn bản phản hồi Báo SGGP, đồng thời báo cáo UBND tỉnh Phú Yên, sau bài Xót xa khu nội trú cho học sinh, giáo viên bỏ hoang, trở thành ruộng mía, phản ánh Khu nội trú dành cho học sinh và giáo viên Trường THPT Nguyễn Du (thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh) bị bỏ hoang, gây lãng phí tài sản công trong nhiều năm qua. UBND huyện Sông Hinh cũng ghi nhận và cảm ơn Báo SGGP đã phản ánh vụ việc.

Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Linh hoạt phương án tăng tốc

Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Linh hoạt phương án tăng tốc

Ngày 1-4, đoàn công tác của Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TPHCM đã có buổi làm việc với Sở Tài chính, Sở GD-ĐT, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TPHCM về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

TPHCM: Đề xuất "hướng ra" đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

TPHCM: Đề xuất "hướng ra" đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Sáng 1-4, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND TPHCM) Cao Thanh Bình dẫn đầu đoàn công tác có buổi làm việc với Sở Tài chính, Sở GD-ĐT TPHCM, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TPHCM về tổ chức thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngành công nghệ vi mạch, bán dẫn: Khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo

Ngành công nghệ vi mạch, bán dẫn: Khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo

Từ năm 2024 đến nay, hàng loạt trường công bố tuyển sinh ngành công nghệ vi mạch (CNVM), bán dẫn nhằm giải bài toán “khát” nguồn nhân lực cho lĩnh vực này của Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc cấp thiết hiện nay là cần sớm xây dựng một chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn hoàn chỉnh, đúng chuẩn quốc tế, có sự tham gia của doanh nghiệp, đầu tư của Nhà nước.