Cụ thể, nhiều nhất là khối mầm non còn 139 phòng học mượn, nhờ; kế đến là khối tiểu học còn 17 phòng học mượn, nhờ.
Theo ông Lê Hoàng Dự, sau thời gian triển khai đề án do việc quy hoạch xóa, ghép các điểm trường lẻ về trường chính, số lượng học sinh các điểm trường chính tăng lên. Hầu hết các địa phương khi thực hiện quy hoạch dồn điểm trường lẻ về trường chính đã có khảo sát tình hình thực tế về cơ sở vật chất, các điều kiện đảm bảo chất lượng của nhà trường.
Tuy nhiên, trên thực tế tại các địa phương, phần lớn các trường có dạy 2 buổi/ngày còn thiếu phòng học, phòng ở còn chưa đảm bảo diện tích tối thiểu, trong khi số lượng học sinh đông (có phòng ở lên tới 45 em); phòng ở còn tạm bợ, chủ yếu là nhà bán kiến cố hoặc nhà cấp 4 được xây dựng từ lâu, nay đã hư hỏng và xuống cấp, thiếu các điều kiện tối thiểu như giường ngủ cho học sinh... thiếu công trình vệ sinh, nhà tắm, nước sạch; thiếu nhà bếp, phòng ăn cho học sinh.
Việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia khi dồn các điểm trường lẻ về trường chính, số lượng học sinh tăng, một số trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia nay sáp nhập phải chờ công nhận lại hoặc rớt chuẩn.
Sau 3 năm thực hiện đề án, đội ngũ giáo viên khối tiểu học giảm mạnh. Cụ thể, số cán bộ quản lý giảm 14 người, giáo viên giảm 448 người, nhân viên giảm 111 người; ở trung học cơ sở, cán bộ quản lý giảm 28 người, giáo viên giảm 448 người, nhân viên giảm 111 người.
Trong khi đó, giáo dục mầm non giáo viên tăng 116, nhân viên tăng 268; trung học phổ thông, cán bộ quản lý tăng 3 người, giáo viên tăng 63 người.