Như Báo SGGP đã thông tin, công trình âu thuyền Tắc Thủ từng nhận được sự kỳ vọng rất lớn trong việc kiểm soát ngọt hóa vùng bán đảo Cà Mau. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, công trình này gây lãng phí nghiêm trọng. Sau khi cống Cái Lớn - Cái Bé (tỉnh Kiên Giang) được đầu tư và vận hành hiệu quả, Bộ NN-PTNT đang “hồi sinh” âu thuyền Tắc Thủ.
Theo quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cụm công trình Tắc Thủ và các công trình thủy lợi ven biển Tây của Bộ NN-PTNT, quy mô gồm: mở rộng cống, sửa chữa âu thuyền cũ và xây mới một âu thuyền; cụm công trình từ âu thuyền Tắc Thủ đến cống Cà Mau.
Mục tiêu là cùng với cống Cái Lớn - Cái Bé chủ động kiểm soát mặn, điều tiết nguồn nước cho vùng phía Nam sông Cái Lớn, vùng Bắc Cà Mau.
Thời gian thực hiện dự án là 4 năm từ ngày khởi công.
Dự án do Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10 làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 715 tỷ đồng.
Nhiều dự án khởi nghiệp mở rộng quy mô sản xuất Sáng 25-10, Ban chỉ đạo hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Cà Mau đã tổ chức khai mạc chương trình CamaUP’22. Các đại biểu cắt băng khai mạc chương trình CamaUP’22 Theo đó, sự kiện CamaUP’22 diễn ra trong 2 ngày 25 và 26-10. Đây sẽ là sự kiện thường niên của tỉnh Cà Mau, với mục tiêu hướng đến một sự kiện khởi nghiệp lớn, mang tầm quốc gia, quốc tế trong tương lai. Các gian hàng trưng bày tại chương trình CamaUP’22. Theo ban tổ chức, sự kiện CamaUP’22 với quy mô lớn, lồng ghép nhiều chương trình, hoạt động trong công tác hỗ trợ khởi nghiệp của tỉnh, nhằm tạo động lực và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp. Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho cộng đồng các cá nhân, doanh nghiệp trong hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh. Cũng từ đây, tạo cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa các cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp với các chuyên gia hỗ trợ khởi nghiệp trong và ngoài tỉnh. |