Chương trình “Nhà búp bê” do Báo SGGP tổ chức

Búp bê có từ khi nào?

Danh sách nhà tài trợ chương trình Nhà búp bê
Búp bê có từ khi nào?

Phần lớn búp bê được coi là đồ chơi của trẻ em, thường là với các bé gái. Một số được làm ra với mục đích trang trí hay là biểu tượng văn hóa, đôi khi gắn với các lễ hội hay nghi lễ tôn giáo (nhất là thời xưa) và cả đại diện cho một vị thần nào đó.

  • “Lai lịch” búp bê
Búp bê có từ khi nào? ảnh 1

Búp bê Bella.

Có nguồn gốc từ tiếng Latin puppa hay pupa có nghĩa là “ngực, vú mẹ”, trong đời sống thường ngày, từ búp bê được mở rộng gắn liền với tình mẫu tử, với mối quan hệ giữa thế giới người lớn và trẻ nhỏ. Búp bê thường có hình dáng một bé gái, cô gái trẻ, hay là một vũ công đường phố, binh sĩ, diễn viên.

Một vật vô tri có hình người đã trở thành người bạn thân thiết, tri kỷ của trẻ em, được trẻ em  coi như một “đứa con tinh thần” của mình. Xét về khía cạnh tình cảm, búp bê đã vượt qua ranh giới thông thường của một món đồ chơi.

Các nhà khảo cổ xếp búp bê như một loại đồ chơi nổi tiếng đầu tiên. Người ta đã tìm thấy nhiều tượng nhỏ trong các ngôi mộ cổ của trẻ em Ai Cập từ thế kỷ 20 trước Công nguyên. Những tượng này được làm từ đất nung, gỗ, xương, sáp, ngà voi hoặc ngọc. Các tượng nhỏ cử động được cánh tay và chân, đầu gối xuất hiện từ ngay từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên.

Loại đồ chơi này sau đó nhanh chóng được phổ biến khắp lưu vực Địa Trung Hải nhờ những người buôn đồ gốm. Trung Quốc là một trong những nơi đầu tiên sản xuất búp bê bằng gốm sứ. Ở Hy Lạp cổ đại cũng có các thợ thủ công làm búp bê để cúng tế, nhưng cũng chấp nhận chế tạo búp bê để chơi nếu có yêu cầu. Thường các con búp bê này cao từ 20-25 cm. Một vài búp bê từ thế kỷ 13 còn tồn tại đến ngày nay. Đó là những tượng nhỏ bằng đất nung hình quý bà và kỵ sĩ.

  • Chất liệu, kiểu dáng búp bê
Búp bê có từ khi nào? ảnh 2

Búp bê Đức những năm 1860 – 1880.

Hình dáng búp bê rất đa dạng: Búp bê toàn thân cứng hoặc búp bê có nối khớp (loại phổ biến nhất hiện nay), búp bê dẻo (thân bằng vải nhồi, đôi khi bằng mút tổng hợp), búp bê theo mốt (luôn được các nhà tạo mẫu sử dụng), búp bê có âm thanh, cử động (đi, hát), búp bê sơ sinh…

Búp bê cũng có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau: gỗ, sứ, giấy bồi, vải, nhựa, sáp…Khuôn mặt búp bê cũng nhiều kiểu, thường làm bằng nhựa hỗn hợp và kim loại.

Thế kỷ 16 bắt đầu xuất hiện những búp bê được sản xuất dành riêng cho con nhà quý tộc, bằng gỗ và vải. Đến thế kỷ 17, 18 đã xuất hiện nhiều loại búp bê tinh xảo hơn với mắt xanh, tóc có màu. Vật liệu cũng phong phú hơn như sáp, giấy bồi hoặc sáp trộn giấy. Cũng từ thế kỷ 18, xuất hiện thêm một số nhà sản xuất búp bê, nhiều nhất là ở Pháp và Ý, khiến thị trường búp bê nhờ đó thêm đa dạng. 

Búp bê có từ khi nào? ảnh 3
Búp bê trai Scotland.

Đến thế kỷ 19, công nghiệp sản xuất búp bê thay thế công việc của các thợ thủ công. Các nhà sản xuất lớn của thời kỳ này là Jumeau, Gaultier, Fleischmann, Schmitt…Búp bê ngày càng trông giống thật hơn nhờ cổ thẳng, các chi mềm, tóc, mắt nhiều màu, đầu bằng sứ.

Dần dần, người ta nghĩ đến chuyện “tắm rửa” cho búp bê, mở đầu cho thời kỳ sau này của các búp bê bằng cao su, nhựa dẻo. Tóc của búp bê giúp người ta biết được nó được sản xuất ở thời điểm nào vì kiểu tóc phản ánh xu hướng thời trang vào thời điểm búp bê ra đời.

Búp bê Nga hay còn gọi là Matrioshka đặc biệt ở chỗ là loại búp bê gỗ gồm nhiều con lồng vào nhau, có khi lên tới hơn chục con. Thể loại búp bê Nga ra đời từ thế kỷ 19 này xuất phát từ Nhật Bản, lấy cảm hứng từ hình ảnh tưởng tượng của thần Fukuruma. Một số búp bê của Pháp cạnh tranh với búp bê Barbie của Mỹ là Cathie, Bella, Mily, Gégé, Corolle…

TRIỆU VÂN tổng hợp

Danh sách nhà tài trợ chương trình Nhà búp bê

1. Công ty Kiểm toán & Dịch vụ Tin học: 5.000.000đ
2. Công ty Vận tải biển Việt – Pháp (Gemartrans): 10.000.000đ
3. Trung tâm Nha khoa Thẩm mỹ Châu Á:  10.000.000đ
4. Chi cục Đăng kiểm số 6: 2.000.000đ
5. Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh TPHCM : 15.000.000đ
6. Công ty cổ phần Mắt kính Sài Gòn: 10.000.000đ
7. Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Sài Gòn:   10.000.000đ
8. Công ty Nước uống SAPUWA:   10.000.000đ
9. Trung tâm Đào tạo Việt Nam Hợp Điểm:  20.000.000đ
10. Công ty TNHH sản xuất văn phòng phẩm TM Hán Sơn:  10.000.000đ  và 10.000 phần quà.
11. Công ty cổ phần Thang máy Thiên Nam: 10.000.000đ
12. Công ty cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn: 10.000.000đ
13. Nhà xuất bản Giáo dục:  10.000.000đ và 200 phần quà sách
14. Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam tài trợ:  10.000.000đ
15. Công ty Sách thiết bị trường học TPHCM:   3.000.000đ
16. Công ty cổ phần Vĩnh Tiến:   10.000 cuốn tập
17. Công ty Phấn Minh Đức – MIC: 1.000 phần quà
18. Trường Trung học tư thục Á Châu :  20.000.000đ

Ban tổ chức rất mong tiếp tục nhận được sự đóng góp, ủng hộ của các nhà hảo tâm, nhà tài trợ để chương trình mang đầy ý nghĩa nhân văn này thành công tốt đẹp.
Trân trọng cảm ơn.

Ban tổ chức

Tin cùng chuyên mục