Năm 2023, thặng dư thương mại của Nga đạt mức đáng kể, khoảng 140 tỷ USD nhờ xuất khẩu Nga xoay trục mạnh mẽ sang châu Á và Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Cơ quan theo dõi ngoại thương Bruegel (Nga), trong số 38 nước đối tác lớn của Nga, gần 2/3 hàng hóa xuất khẩu của Nga hiện nay nhắm đến 5 quốc gia châu Á. Trong giai đoạn 2021-2023, doanh số bán hàng của Nga sang Nhật Bản và Hàn Quốc sụt giảm khoảng hơn 15 tỷ USD. Nhưng so với cùng kỳ, doanh số bán hàng của Nga sang Trung Quốc và Ấn Độ tăng, đạt tổng giá trị 108 tỷ USD. Con số này gần như tương đương với mức sụt giảm xuất khẩu của Nga sang Liên minh châu Âu (EU) - giảm 106 tỷ USD.
Thổ Nhĩ Kỳ đang trở thành đối tác quan trọng của Nga. Trong nhóm 38 nước đối tác, Thổ Nhĩ Kỳ hiện chiếm hơn 13% lượng hàng hóa xuất khẩu của Nga so với 7% vào năm 2021, với lượng hàng hóa xuất khẩu bổ sung của Nga trị giá 21 tỷ USD để bù đắp cho sự sụt giảm doanh số bán hàng sang Nhật Bản và Hàn Quốc. Bộ ba Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ giúp xuất khẩu của Moscow đạt 130 tỷ USD trong 2 năm, thực tế tương đương với sự sụt giảm doanh số bán hàng của Nga sang 27 nước EU, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc (giảm 139 tỷ USD).
Về nhập khẩu, trong số 38 nhà cung cấp chính của Moscow, 3/4 hàng nhập khẩu của Nga hiện đến từ các nhà cung cấp châu Á và Thổ Nhĩ Kỳ. Thị phần của EU giảm xuống còn 22%, so với 47% vào năm 2021. Hợp tác quân sự Nga với châu Á mở cửa cho nhập khẩu châu Á chiếm hơn 60% lượng xuất khẩu vũ khí của Nga...
Có thể nói, nền kinh tế Nga hiện nay phụ thuộc vào thị trường châu Á. Châu lục này đã giành được ngôi vị trước đó của châu Âu để trở thành đối tác chính của Nga. Ngay cả khi xung đột Nga - Ukraine kết thúc, thực trạng này cũng khó có thể thay đổi. Và như vậy, những quốc gia này đang được hưởng lợi từ sự rút lui của phương Tây.