Theo các chuyên gia, nếu nắm bắt và chủ động phát triển theo xu hướng thời trang nhanh thì đây được xem là cơ hội để ngành dệt may Việt Nam bứt phá.
Xu hướng: nhanh, rẻ và đẹp
Xu hướng: nhanh, rẻ và đẹp
Từ sau cơn sốt Zara, thị trường thời trang Việt Nam lại xôn xao hơn khi vừa qua H&M ra mắt tại TPHCM. Cùng với sự xuất hiện của Uniqlo (Nhật Bản), Zara, H&M, Topshop…, sức ép đối với các DN thời trang nội đang tăng dần. Dù chỉ là “hàng hiệu bình dân”, nhưng không thể phủ nhận các hãng thời trang nhanh như Zara, H&M, Topshop là những thương hiệu rất hấp dẫn khách hàng trẻ Việt Nam. Tốc độ phát triển thiết kế của Zara hay H&M làm cho các đối thủ phải chóng mặt: chỉ mất khoảng 7 - 10 ngày để các mẫu thiết kế từ trên sàn diễn đến tay người tiêu dùng. Mọi khâu đều nhanh chóng, tạo thành một chuỗi cung ứng phản ứng nhanh và vô cùng linh hoạt.
Câu chuyện giới trẻ tốn nhiều giờ xếp hàng dài chờ vào cửa hàng đầu tiên của hãng bán lẻ thời trang toàn cầu H&M tại TPHCM cho thấy “cơn sốt” hàng ngoại giá rẻ mạnh đến cỡ nào. Điều này buộc giới sản xuất, kinh doanh thời trang Việt phải suy ngẫm xem cửa nào dành cho mình trên “sân nhà” trong thời gian tới, khi ngày càng nhiều hãng thời trang ngoại dồn dập vào Việt Nam? Chia sẻ về vấn đề này, ông Đỗ Hữu Thanh, Tổng giám đốc Công ty May Sư Tử Vàng (chuyên về đồng phục), cho biết xu hướng thời trang theo ngày, theo tuần (không còn theo mùa như trước đây) đồng nghĩa với việc tạo nhiều áp lực đối với các DN về mẫu mã, đơn hàng, thời gian giao hàng...
Câu chuyện giới trẻ tốn nhiều giờ xếp hàng dài chờ vào cửa hàng đầu tiên của hãng bán lẻ thời trang toàn cầu H&M tại TPHCM cho thấy “cơn sốt” hàng ngoại giá rẻ mạnh đến cỡ nào. Điều này buộc giới sản xuất, kinh doanh thời trang Việt phải suy ngẫm xem cửa nào dành cho mình trên “sân nhà” trong thời gian tới, khi ngày càng nhiều hãng thời trang ngoại dồn dập vào Việt Nam? Chia sẻ về vấn đề này, ông Đỗ Hữu Thanh, Tổng giám đốc Công ty May Sư Tử Vàng (chuyên về đồng phục), cho biết xu hướng thời trang theo ngày, theo tuần (không còn theo mùa như trước đây) đồng nghĩa với việc tạo nhiều áp lực đối với các DN về mẫu mã, đơn hàng, thời gian giao hàng...
Cũng theo ông Thanh, các thương hiệu ngoại vào Việt Nam đã cho chúng ta kinh nghiệm về cách làm. Trong đó, kinh doanh thời trang được - mất nằm ở việc nhanh hay chậm đưa ra mẫu mã mới. Vì thế, các DN Việt Nam cần có đội ngũ thiết kế thật giỏi, nắm bắt được xu hướng tiêu dùng của khách hàng để có thể cung cấp được đủ đơn hàng cho nhà phân phối. Để có thể cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu của thị trường, các DN phải chủ động đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại và có các chính sách thu hút, đào tạo, nâng cao tay nghề người lao động nhằm bảo đảm doanh thu tăng trưởng.
Chuyển động thế nào trước sức ép?
Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, sự góp mặt các thương hiệu thời trang bình dân lớn của thế giới tại thị trường Việt Nam đã tạo sức ép cạnh tranh lớn, nhưng cũng là động lực cho DN trong nước thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh và giúp người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn. Trước xu hướng phát triển ngày càng tăng của thời trang nhanh, các DN nội cần phải chuyển hướng, thay đổi mục tiêu sản xuất kinh doanh của mình để theo kịp thời đại. Phải từ bỏ cách sản xuất truyền thống bấy lâu nay (chủ yếu là gia công) cho DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chuyển sang tự thiết kế và sản xuất thành phẩm. Ngành may mặc trong nước cần đầu tư công nghệ hiện đại, xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao, nhạy bén với thị trường. Đầu tư công nghệ sẽ giúp DN đáp ứng được độ chính xác của sản phẩm, số lượng đơn hàng nhanh, giảm chi phí đầu vào. Để hỗ trợ các DN, Hiệp hội Dệt may cũng sẽ nỗ lực tuyên truyền, phổ biến các thông tin mới nhất về xu hướng phát triển dệt may cho các DN nắm bắt, hỗ trợ tận dụng cách mạng công nghiệp 4.0 một cách tối ưu nhất, phương thức giao hàng nhanh chóng và an toàn nhất.
Phân tích cụ thể hơn về giải pháp, ông Saurav Ujjain, Giám đốc Kinh doanh khu vực Đông Nam Á - Công ty ThreadSol (Singapore), cho biết các DN may Việt Nam cần nhanh chóng đầu tư công nghệ để chuyển tiếp theo xu hướng thời trang nhanh. Đó là công nghệ gì? Có thể bắt đầu từ việc quản lý mua vải hợp lý thông qua phần mềm intelloCut (phần mềm lên kế hoạch cắt vải). Trung bình, intelloCut giúp các nhà sản xuất tăng doanh thu lên tới 30%, với tăng trưởng lợi nhuận lên tới 10 triệu USD mỗi năm. Ngoài ra, các DN dệt may Việt Nam còn có thể ứng dụng phần mềm intelloBuy - là một giải pháp ước lượng nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp khâu; giúp nâng cấp mô hình quản lý vật liệu DN của công ty.
Chuyển động thế nào trước sức ép?
Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, sự góp mặt các thương hiệu thời trang bình dân lớn của thế giới tại thị trường Việt Nam đã tạo sức ép cạnh tranh lớn, nhưng cũng là động lực cho DN trong nước thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh và giúp người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn. Trước xu hướng phát triển ngày càng tăng của thời trang nhanh, các DN nội cần phải chuyển hướng, thay đổi mục tiêu sản xuất kinh doanh của mình để theo kịp thời đại. Phải từ bỏ cách sản xuất truyền thống bấy lâu nay (chủ yếu là gia công) cho DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chuyển sang tự thiết kế và sản xuất thành phẩm. Ngành may mặc trong nước cần đầu tư công nghệ hiện đại, xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao, nhạy bén với thị trường. Đầu tư công nghệ sẽ giúp DN đáp ứng được độ chính xác của sản phẩm, số lượng đơn hàng nhanh, giảm chi phí đầu vào. Để hỗ trợ các DN, Hiệp hội Dệt may cũng sẽ nỗ lực tuyên truyền, phổ biến các thông tin mới nhất về xu hướng phát triển dệt may cho các DN nắm bắt, hỗ trợ tận dụng cách mạng công nghiệp 4.0 một cách tối ưu nhất, phương thức giao hàng nhanh chóng và an toàn nhất.
Phân tích cụ thể hơn về giải pháp, ông Saurav Ujjain, Giám đốc Kinh doanh khu vực Đông Nam Á - Công ty ThreadSol (Singapore), cho biết các DN may Việt Nam cần nhanh chóng đầu tư công nghệ để chuyển tiếp theo xu hướng thời trang nhanh. Đó là công nghệ gì? Có thể bắt đầu từ việc quản lý mua vải hợp lý thông qua phần mềm intelloCut (phần mềm lên kế hoạch cắt vải). Trung bình, intelloCut giúp các nhà sản xuất tăng doanh thu lên tới 30%, với tăng trưởng lợi nhuận lên tới 10 triệu USD mỗi năm. Ngoài ra, các DN dệt may Việt Nam còn có thể ứng dụng phần mềm intelloBuy - là một giải pháp ước lượng nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp khâu; giúp nâng cấp mô hình quản lý vật liệu DN của công ty.
Từ đó, một nhà máy có thể tính toán chính xác lượng mua cho một thiết kế cụ thể dựa trên đơn đặt hàng trước đây, cho phép người sử dụng chính xác lượng vải thừa từ nhà máy để tạo ra yêu cầu vải chính xác nhất, nhằm quản lý tốt chi phí, gia tăng lợi nhuận do tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu ở giai đoạn mua hàng. Khâu còn lại là đầu tư cho đội ngũ thiết kế, nắm bắt xu hướng thị trường để tham gia vào miếng bánh lớn trên thương trường “fast fashion”.
Theo phân tích của ông Phạm Thái Bình, Trưởng bộ phận bán lẻ của Savills tại TPHCM, thời trang nhanh với đặc trưng nổi bật là giá cả hợp lý đang là ngành hàng phát triển mạnh nhất trong bức tranh toàn cảnh của thị trường bán lẻ. Tính đến thời điểm tháng 9-2017, trường phái kinh doanh “fast fashion” - hay còn gọi là thời trang đại chúng - đang tạo nên cơn lốc có sức hút đáng kinh ngạc. Qua tiếp xúc và làm việc với các thương hiệu thời trang nhanh này, Savills nhận thấy Việt Nam luôn được đánh giá cao về sức tiêu thụ hàng ngoại nhập.