Theo bảng xếp hạng này, đứng đầu thế giới về cả ba lĩnh vực khoa học này là Viện Công nghệ Massachusetts (Hoa Kỳ). Còn đứng đầu khu vực là Đại học Quốc gia Singapore (về Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin, Toán); Đại học Tokyo (về Vật lý - Thiên văn).
Bốn cơ sở GDĐH của Việt Nam có các lĩnh vực khoa học có tên trong bảng xếp hạng lần này. Trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội có 3 lĩnh vực được xếp hạng, cụ thể: Toán lần đầu tiên được xếp hạng với vị trí trong nhóm 401 – 450 thế giới, số 1 Việt Nam; Vật lý và Thiên văn được xếp trong nhóm 551 – 600 thế giới, số 1 Việt Nam (lĩnh vực này năm 2019 xếp số 1 Việt Nam, trong nhóm 501 – 550 thế giới); khoa học máy tính và Hệ thống thông tin được xếp trong nhóm 501 – 550 thế giới, thứ 2 ở Việt Nam.
Đại học Quốc gia TPHCM có 1 lĩnh vực là Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin được xếp trong nhóm 551 – 600 thế giới. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có 4 lĩnh vực: Kỹ thuật hàng không và Chế tạo được xếp trong nhóm 351 - 400; Khoa học máy tính-Hệ thống thông tin và Toán được xếp trong nhóm 451 - 500 thế giới. Đại học Cần Thơ có lĩnh vực Nông nghiệp và Lâm nghiệp được xếp trong nhóm 251 – 300.
QS xếp hạng lĩnh vực khoa học của các cơ sở giáo dục toàn cầu dựa trên 4 tiêu chí: đánh giá của học giả, đánh giá của nhà tuyển dụng, số trích dẫn/bài báo và chỉ số H-index với các trọng số khác nhau tùy thuộc từng lĩnh vực...
Trong số các tiêu chí xếp hạng, lĩnh vực Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin có điểm đánh giá cao hơn cả về chỉ số H-Index; lĩnh vực Vật lý có điểm của chỉ số uy tín tuyển dụng qua đánh giá của nhà tuyển dụng; lĩnh vực Vật lý- Thiên văn và Toán được đánh giá cao về chỉ số trích dẫn/bài báo.