Bộ Y tế cho phép bổ sung 21 vi chất dinh dưỡng vào sữa học đường

Bộ Y tế vừa ban hành quy định bổ sung vi chất dinh dưỡng với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường. Theo đó, các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường phải bổ sung đủ 21 loại vi chất bao gồm vitamin và khoáng chất.
Bộ Y tế cho phép bổ sung 21 vi chất dinh dưỡng vào sữa học đường

ThS.BS Trần Khánh Vân, Phó trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng cho biết, nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới cho thấy tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng đã ảnh hưởng tới suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em. Nghiên cứu cũng cho thấy, có khoảng 40 vi chất dinh dưỡng cơ thể không tự tổng hợp được, trong đó có 21 vi chất mà trẻ em nước ta cũng như trẻ em các nước Đông Nam Á đều có tỷ lệ thiếu ở mức cao. Cụ thể, các Vitamin D3, A, C, E, C, B1, B2, B3, B5 và các khoáng chất kẽm, đồng, magiê… 

Các vi chất này ảnh hưởng đến quá trình phát triển cơ thể thông qua vai trò tham gia các phản ứng trong cơ thể. Do vậy, với việc bổ sung 21 vi chất dinh dưỡng vào sữa học đường đều tuân thủ cơ sở Hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp, đồng thời dựa trên Bảng Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2016”.

Được biết, trước đó trong quá trình góp ý xây dựng Thông tư số 31/2019/TT/BYT của Bộ Y tế về sữa học đường, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã tổng hợp các bằng chứng khoa học và quy định của Tổ chức Y tế Thế giới và đã gửi công văn số 351/VDD-DDHD&NN ngày 06-07-2017 kèm theo báo cáo kỹ thuật về việc khuyến nghị tăng cường 21 vi chất dinh dưỡng vào sữa.

Trên thực tế, hầu hết chất khoáng và vitamin này có trong sữa nhưng hàm lượng dao động theo mùa và theo loại thức ăn bò ăn vào. Do vậy, việc đưa khuyến nghị tăng cường 21 vi chất vào sữa học đường là nhằm đảm bảo hàm lượng các vi chất dinh dưỡng ổn định đạt được mức đảm bảo giá trị dinh dưỡng cho bữa ăn của trẻ em đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển.

Các nghiên cứu can thiệp được Tổ chức Y tế Thế giới tiến hành tại nhiều quốc gia cũng đã cho thấy việc bổ sung một vài vi chất đơn lẻ không có ý nghĩa đối với sự phát triển chiều cao của trẻ em. Ví dụ phổ biến là để tăng chiều cao, các bậc phụ huynh thường chú trọng hàm lượng can-xi. Tuy nhiên, thực tế là tham gia vào quá trình chu chuyển xương có rất nhiều vi chất khác như Vitamin D, Kẽm, Magie, Vitamin K… Các nghiên cứu chỉ ra đối với những người thiếu cả Can-xi và Magie nhưng chỉ bổ sung can-xi mà thiếu các vi chất cần thiết khác sẽ không có tác dụng hoặc thậm chí dẫn đến chuyển hóa lệch.

Việc bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết vào sữa, một loại thực phẩm thiết yếu, đã được thực hiện từ rất lâu trên thế giới và tại Việt Nam. Người tiêu dùng dễ dàng tìm mua được những sản phẩm sữa tươi bổ sung thêm các loại vi chất từ nhiều nhãn hiệu cả trong nước và nước ngoài sản xuất để đáp ứng cho nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu của con em và gia đình.

Vì vậy, có thể nói, việc sản phẩm sữa của chương trình sữa học đường có các vitamin và khoáng chất cần thiết sẽ góp phần đáp ứng được nhu cầu về vi chất dinh dưỡng của trẻ em ở lứa tuổi học đường, cải thiện tình trạng thiếu hụt vi chất tại nước ta.

Theo thông tin của Bộ Y tế, việc bổ sung 21 vi chất vào sữa học đường là rất cần thiết và giúp đáp ứng khoảng 30% nhu cầu về vitamin và khoáng chất hàng ngày của trẻ.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp tết: Giám sát chặt thịt gia súc, gia cầm

Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp tết: Giám sát chặt thịt gia súc, gia cầm

Tết Nguyên đán là thời điểm nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, kéo theo nỗi lo về thực phẩm không an toàn, nhất là thịt gia súc, gia cầm. Xung quanh vấn đề này, PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Long (ảnh), Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) để làm rõ một số vấn đề mà dư luận và người tiêu dùng quan tâm.

Phạt nặng để răn đe

Phạt nặng để răn đe

Thay đổi hành vi cần bắt đầu từ thay đổi nhận thức. Việc tăng cường xử lý vi phạm giao thông đang tác động mạnh mẽ đến việc chấp hành của người dân, thì lĩnh vực an toàn thực phẩm (ATTP) hoàn toàn có thể có bước đột phá tương tự nếu mức phạt đủ nặng, thậm chí phạt “khủng”.

Cơ quan chức năng giám sát an toàn thực phẩm tại chợ đầu mối Thủ Đức, TPHCM

Bất an với thực phẩm “bẩn”

Không gây ra ngộ độc cấp tính, nhiều loại thực phẩm “ngậm” hóa chất tích tụ trong cơ thể người tiêu dùng và phát bệnh sau nhiều năm. Những tổn hại sức khỏe này rất khó xác định nguyên nhân hay “chỉ mặt, đặt tên”.

Siết an toàn thực phẩm

Siết an toàn thực phẩm

Thực phẩm an toàn là mối quan tâm, mong muốn của hàng triệu người dân thành phố khi Tết Nguyên đán cận kề. Hiện nay, TPHCM có 3 chợ đầu mối, khoảng 230 chợ truyền thống, hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi cùng hàng ngàn kênh mua sắm trực tuyến cung ứng cho người dân thành phố khoảng 10.000 tấn lương thực, thực phẩm các loại mỗi ngày. Mặc dù cơ quan chức năng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm cung ứng thực phẩm chất lượng và an toàn, nhưng rủi ro vẫn tồn tại.

Tiệm bánh mì Cô Ba Bến Đình đã bị yêu cầu tạm ngưng hoạt động

Tạm đình chỉ cửa hàng bánh mì "Cô Ba" làm nhiều người nhập viện nghi ngộ độc

Sáng 28-11, liên quan tới vụ nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì mua ở cửa hàng "Cô Ba" (ở ngã tư Bến Đình, phường 7, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) làm hơn 100 người phải nhập viện, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị khẩn trương làm rõ và xử lý nghiêm vụ việc này.

Chế độ dinh dưỡng đồng hành để có trái tim khỏe

Chế độ dinh dưỡng đồng hành để có trái tim khỏe

Hiện nay, bệnh tim mạch không chỉ phổ biến ở người lớn tuổi mà ngày càng trẻ hóa. Người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng, chất lượng sống suy giảm và cả nguy cơ đe dọa tính mạng.

Probio Food: Người bạn đồng hành của ngành giáo dục

Probio Food: Người bạn đồng hành của ngành giáo dục

Nhắc đến Probio Food, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến một người bạn đồng hành của ngành giáo dục, chăm lo vấn đề dinh dưỡng cho các em học sinh. Đơn vị chuyên cung cấp suất ăn bán trú cho học sinh với sự trách nhiệm, tận tâm cùng những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đội xe tuyên truyền lưu động về an toàn thực phẩm sẽ chạy xung quanh các tuyến đường trên địa bàn TPHCM trong tháng hành động

TPHCM phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15-4 đến hết ngày 15-5 nhằm nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.

Học sinh chuộng thức ăn nhanh được bày bán trước cổng Trường THPT Tân Phong, quận 7, TPHCM. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng kéo dài là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển, dẫn đến thực phẩm mất an toàn vệ sinh và có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. Do đó, việc đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) là điều hết sức cần thiết đối với các cơ sở chế biến và kinh doanh. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cần có thói quen sử dụng thực phẩm an toàn để đảm bảo sức khỏe trong mùa nắng nóng.