Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Y tế biển đảo đã được cải thiện, phát triển vượt bậc

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Y tế biển đảo đã được cải thiện, phát triển vượt bậc

Bo truong Y te-1.jpg

* PHÓNG VIÊN: Thưa Bộ trưởng, những năm gần đây, việc phát triển y tế biển đảo trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được thực hiện như thế nào?

* Bộ trưởng Bộ Y tế ĐÀO HỒNG LAN: Việt Nam có đường bờ biển dài khoảng 3.260km, biển bao bọc phía Đông và phía Nam của đất nước, có hơn 3.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có 2 quần đảo xa bờ là Trường Sa và Hoàng Sa; vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km², gần gấp ba lần diện tích đất liền. Việt Nam có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển; 136 quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh với 671 xã, phường, thị trấn có biên giới biển; 12 huyện đảo và 85 xã đảo.

Khu vực biển, đảo có tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển kinh tế - xã hội cũng như quốc phòng - an ninh của đất nước. Những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến phát triển kinh tế biển, chăm lo đời sống của nhân dân, lực lượng vũ trang và các ngành đang công tác, làm việc trên khu vực biển, đảo. Việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân và các lực lượng đang ngày đêm bám biển lao động sản xuất và bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc là nhiệm vụ hết sức quan trọng, cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng, đưa “Việt Nam trở thành quốc gia biển lớn mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn”, góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam. Là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nước, là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện Chiến lược biển Việt Nam. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương phải có sự quan tâm đặc biệt, nhất là đối với các Bộ, ngành, địa phương có lực lượng công tác, hoạt động thường xuyên trên biển.

Y tế biển đảo đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân, đặc biệt là ở những khu vực xa xôi, hải đảo, nơi điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế gặp nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây, y tế biển, đảo đã có những cải thiện rõ rệt và đạt được một số hiệu quả nhất định trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân khu vực biển, đảo.

Đối với những khu vực hải đảo, vùng xa, hệ thống y tế biển đảo là cầu nối quan trọng giúp người dân tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đây là nơi cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, cấp cứu, tiêm chủng, khám chữa bệnh định kỳ cho người dân. Đầu tư, phát triển y tế khu vực biển, đảo giúp nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho nhân dân và người lao động biển. Phát triển y tế biển, đảo giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế giúp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại khu vực biển đảo. Y tế biển đảo đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát sức khỏe cộng đồng, dự phòng, phát hiện sớm các bệnh tật, bảo đảm sức khỏe cho nhân dân.

Hệ thống y tế biển đảo đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là đối với các cư dân sống tại các khu vực xa xôi, hải đảo. Trong những năm qua, hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe tại các khu vực này đã được nâng cao rõ rệt, tuy nhiên vẫn còn những khó khăn cần được giải quyết để đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận dịch vụ y tế đầy đủ và chất lượng.

Lực lượng quân, dân y trong cả nước đã triển khai, làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là cán bộ, chiến sĩ, ngư dân công tác, lao động sản xuất trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc, tạo niềm tin, điểm tựa vững chắc, để cán bộ, chiến sĩ và ngư dân yên tâm bám đảo, bám biển, góp phần thiết thực vào giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Các cơ sở y tế khu vực biển, đảo đã nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cải thiện cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế, giúp chẩn đoán, cấp cứu và điều trị được tốt hơn. Công tác tuyên truyền sức khỏe cộng đồng được đẩy mạnh, giúp người dân nhận thức tốt hơn về các vấn đề sức khỏe và cách phòng ngừa bệnh tật.

Các cơ sở y tế khu vực biển, đảo đã từng bước nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho ngư dân, cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế, cấp cứu kịp thời khi có sự cố xảy ra. Hệ thống y tế biển đảo có vai trò quan trọng trong việc ứng phó với các thảm họa, thiên tai, giúp hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, cung cấp thuốc men, thực phẩm và các dịch vụ y tế khi xảy ra thiên tai, đồng thời cũng hỗ trợ công tác sơ cứu, cấp cứu nạn nhân.

* Hiện, hệ thống y tế biển đảo đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức nào, thưa Bộ trưởng?

* Hệ thống y tế biển đảo Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức lớn. Một số vấn đề chính có thể kể đến như:

Mặc dù đã có những cải thiện đáng kể, nhưng nhiều khu vực biển đảo, nguồn lực và cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của người dân, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp về y tế trên biển, đảo. Đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế ở khu vực biển đảo còn thiếu hụt, việc cung cấp dịch vụ y tế còn khó khăn.

Do khoảng cách xa và đặc thù địa hình biển đảo, việc cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp, phụ thuộc vào phương tiện giao thông hạn chế và thời tiết không thuận lợi.

Trong quá trình hoạt động trên biển, ngư dân, người lao động biển thường phải đối mặt với các bệnh tật liên quan môi trường biển hoặc các tai nạn nghề nghiệp liên quan đến biển, đòi hỏi phải được cấp cứu, vận chuyển kịp thời về các cơ sở y tế trong đất liền trong khi việc tiếp cận thông tin y tế cần thiết còn rất hạn chế, điều này khiến người dân khó tiếp cận với các thông tin y tế cần thiết, đặc biệt là trong trường hợp dịch bệnh hoặc các tình huống khẩn cấp cần trợ giúp về y tế.

Nhận thức của một số người dân, người lao động biển về kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe khi lao động trên biển còn chưa đầy đủ.

Tiêu chuẩn về cơ sở y tế mới áp dụng chung với các tiêu chuẩn áp dụng cho cơ sở y tế trên đất liền và chưa có tiêu chuẩn riêng, đặc thù cho các cơ sở y tế huyện đảo, xã đảo. Một số cơ chế chính sách chưa phù hợp với đặc thù khu vực biển đảo, đầu tư cho các cơ sở y tế còn hạn chế, chưa có chính sách về đầu tư đặc thù biển, đảo: Cần ưu tiên vốn đầu tư cho vùng ven biển, đảo về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế cũng như việc điều phối các nguồn vốn đầu tư, vấn đề quản lý công sản (thời hạn sử dụng trang thiết bị y tế, công trình y tế…), định mức kinh tế kỹ thuật, đấu thầu, bảo hành sửa chữa, duy tu bảo quản.

Để cải thiện tình hình, cần có sự đầu tư mạnh mẽ từ chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương trong việc phát triển cơ sở vật chất, cung cấp nguồn nhân lực và trang thiết bị y tế, đồng thời cải thiện hệ thống giao thông, vận chuyển để hỗ trợ công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân ở các vùng biển đảo.

* Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2030, Bộ Y tế cần làm gì để triển khai thực hiện thành công chương trình này?

* Để triển khai thực hiện thành công Chương trình Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2030, ngày 08 tháng 6 năm 2023, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3128/QĐ-BYT về Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 658/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về tổ chức, biên chế, chế độ chính sách đặc thù cho nhân lực y tế biển, đảo.

Về nguồn nhân lực chất lượng cao và cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho khu vực biển, đảo, Bộ Y tế đã triển khai xây dựng Đề án đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực cho Viện Y học biển và Bệnh viện C Đà Nẵng nhằm phát triển chuyên ngành y học biển, tăng cường công tác nghiên cứu, đào tạo, đào tạo cập nhật kiến thức y khoa liên tục về y học biển; nghiên cứu, hướng dẫn các địa phương xây dựng phương án, quy chế phối hợp liên ngành trong việc đảm bảo y tế, tham gia xử lý tình huống khẩn cấp về y tế trên biển, đảo; nghiên cứu, hướng dẫn tiêu chuẩn thiết kế, định mức công trình, thiết bị y tế phù hợp đặc thù các cơ sở y tế khu vực biển, đảo.

Nghiên cứu và đề xuất về tổ chức, biên chế, tiêu chuẩn và chế độ chính sách đặc thù cho nhân lực y tế biển đảo. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn về y học biển cho cán bộ y tế và các lực lượng làm việc trên khu vực biển, đảo.

Tăng cường đầu tư, nâng cấp các cơ sở y tế với các trang thiết bị y tế hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế, đầu tư đồng bộ, hiệu quả cho y tế biển đảo.

Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, gắn việc phát triển kinh tế xã hội với nhiệm vụ quốc phòng và với quy hoạch hệ thống y tế cơ sở, phát triển y tế biển đảo, đảm bảo cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cho lao động và người dân sinh sống, làm việc xa bờ, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

3.JPG
Trung tá quân y Phạm Văn Bảy thăm hỏi ngư dân gặp nạn
ANH 3.jpg
Ngành y tế tặng tủ thuốc cho ngư dân huyện đảo Lý Sơn
6.jpg
Bác sĩ quân y đang thăm khám cho chiến sĩ công tác tại Vùng 5 Hải quân
4.jpg
Trung tá quân y Phạm Văn Bảy trong một lần cứu chữa ngư dân bị nạn
Bo truong Y te-2.jpg
Các y, bác sĩ Trung tâm y tế quân dân y huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) cấp cứu ngư dân Nguyễn Văn Đăng bị đột quỵ khi cách cách đảo Cồn Cỏ 26 hải lý
ANH 4.jpg
Ngư dân huyện đảo Lý Sơn vui mừng khi được trang bị tủ thuốc trên tàu
Các bác sĩ Trung tâm y tế huyện Cô Tô thực hiện thành công ca đỡ đẻ khó.jpg
Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Cô Tô thực hiện thành công ca đỡ đẻ khó

* Bộ Y tế đề xuất gì với Chính phủ khi triển khai thực hiện Chương trình phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2030 nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu cấp cứu, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho lao động và nhân dân khu vực biển đảo, đặc biệt là lao động và người dân sinh sống, làm việc xa bờ?

* Để triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu trên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cấp cứu, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho lao động và nhân dân trong khu vực biển đảo, cần có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự quan tâm đầu tư của các bộ, ngành và các địa phương trong việc phát triển cơ sở vật chất, cung cấp nguồn nhân lực và trang thiết bị y tế, đồng thời cải thiện hệ thống giao thông, vận chuyển để hỗ trợ công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân ở các vùng biển đảo; tập trung vào các giải pháp chính sau:

1. Đầu tư nghiên cứu và phát triển chuyên ngành y học biển, như: y học dự phòng biển, y học lâm sàng biển, y học dưới nước và áp suất cao, cấp cứu biển, phòng chống thảm họa biển.

2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường đầu tư nâng cấp, đổi mới trang thiết bị y tế, bảo đảm các cơ sở y tế khu vực biển, đảo đặc biệt là các đảo xa bờ, các trung tâm tiếp nhận cấp cứu, khám chữa bệnh đặc thù cho vùng biển, đảo, có đủ trang thiết bị và cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.

3. Xây dựng phát triển nguồn nhân lực y tế cả quân và dân y cho các vùng biển đảo, sẵn sàng đảm bảo y tế cho các vùng đặc biệt khó khăn, nhất là các đảo xa bờ. Tổ chức lực lượng, phương tiện cấp cứu đường không (trực thăng), đường biển (tàu quân y) hiện đại, sẵn sàng cơ động cấp cứu khi có tình huống xảy ra. Xây dựng chương trình đào tạo đặc thù cho nhân viên y tế khu vực biển đảo, tập trung vào kỹ năng cấp cứu và chăm sóc sức khỏe đặc thù cho nhân dân và người lao động biển. Tăng cường đào tạo chuyên sâu y học biển cho lực lượng y tế khu vực biển, đảo.

4. Đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức về y tế biển, đảo, tăng cường sử dụng công nghệ thông tin để kết nối, hỗ trợ chuyên khoa từ các bệnh viện lớn với các cơ sở y tế khu vực biển, đảo, giúp việc chẩn đoán và điều trị trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.

5. Phối hợp chặt chẽ các bộ, ngành, địa phương, khai thác hiệu quả các nguồn lực hiện có, đa dạng hoá các hình thức đầu tư nguồn lực (nhân lực và vật tư, tài chính, kể cả các hình thức xã hội hóa), đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, nâng cao năng lực hoạt động của các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ khu vực biển, đảo; triển khai hiệu quả chương trình, đảm bảo sự hỗ trợ và phối hợp liên ngành trong các hoạt động y tế biển, đảo nhằm phát huy được cả sức mạnh của hệ thống y tế cả nước, bảo đảm an ninh, an toàn cho nhân dân, người lao động và các hoạt động kinh tế khu vực biển; góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tiềm lực y tế quốc phòng, xây dựng “thế trận lòng dân trên biển” trong thế phòng thủ chung của cả nước.

CH1_0268.jpg
Nhân viên y tế theo dõi sát sức khỏe bệnh nhân suốt chuyến bay vận chuyển về đất liền điều trị
DSC_3291.JPG
DSC_3373.JPG
Bác sĩ Lê Dương Võ Hoàng đang thăm khám sức khỏe định kỳ cho chiến sĩ trên đảo Đá Tây A
DSC_3239.JPG
Tàu Bệnh viện HQ-561 được trang bị nhiều kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác y tế cho các chiến sĩ, ngư dân
img-1813-4600-2080.jpg
Các bác sĩ Trung tâm Y tế Trường Sa đang phẫu thuật cho người bệnh bị đau ruột thừa
CH1_0263.jpg
Các chiến sĩ hải quân đưa bệnh nhân từ đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) ra trực thăng chuyển về đất liền điều trị

Chương trình phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2030 đã đề ra các mục tiêu cụ thể: Đến năm 2025: 40% bệnh viện, trung tâm y tế huyện đảo có khả năng triển khai kỹ thuật ngoại khoa tương đương bệnh viện hạng 2; 70% trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố, trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cơ sở y tế dự phòng quân đội tại các tỉnh có biển được đầu tư, nâng cấp để thực hiện nhiệm vụ trên khu vực biển, đảo. Đến năm 2030: 70% bệnh viện, trung tâm y tế huyện đảo có khả năng triển khai kỹ thuật ngoại khoa tương đương bệnh viện hạng 2; 100% trung tâm kiểm soát bệnh tật, trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cơ sở y tế dự phòng quân đội tại các tỉnh có biển được đầu tư, nâng cấp để thực hiện nhiệm vụ trên khu vực biển, đảo.

hạ cánh tại đảo sông tử tây.jpg
6.benh-nhan-dao-Son-ca-05-01.jpg
Vận chuyển bệnh nhân từ đảo Trường Sa về đất liền điều trị
1.benh-nhan-dao-Son-Ca-05.01.jpg
Vận chuyển bệnh nhân từ huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) về đất liền điều trị
2.benh-nhan-dao-Son-ca-05.01.jpg
998db23f55e4ebbab2f5.jpg
7ca369118eca309469db.jpg
Bo truong Y te-3.jpg
Trực thăng vận chuyển bệnh nhân từ đảo Trường Sa về đất liền điều trị

Tin cùng chuyên mục