Thậm chí gần đây còn có trang web trực tuyến công khai sao chép tranh của nhiều họa sĩ tên tuổi trong nước. Phát hiện này khiến thị trường mỹ thuật Việt Nam vốn chao đảo lại thêm một lần dậy sóng.
Thật giả bất phân trong thị trường mỹ thuật khiến công chúng “thờ ơ” với cả tranh thật
Thật giả bất phân…
Trang web xuongtranh.vn vừa bị các họa sĩ phát hiện đăng tải và rao bán công khai tranh sao chép, tranh giả, nhái tác phẩm của một số họa sĩ với giá rẻ. Người mua chỉ cần xem tranh, ưng giá, điền thông tin, sẽ có một bức tranh sao chép với giá dao động 2-3 triệu đồng. Ngay khi phát hiện trang web kinh doanh phi pháp, lợi dụng tên tuổi, thương hiệu của các họa sĩ, người trong giới đồng loạt bày tỏ sự phẫn nộ. Thấy bị đánh động, những bức tranh treo tại địa chỉ này đã bị gỡ xuống, tạm ngừng hoạt động. Tất nhiên chủ nhân trang web đưa ra lời giải thích ngô nghê: “Do chưa tìm hiểu kỹ, chúng tôi đã up lên web những tác phẩm sao chép của một số họa sĩ Việt Nam”. Đây là một trong vô vàn những xâm hại bản quyền mà giới mỹ thuật Việt đang phải đối mặt. Cùng chung tâm trạng này, họa sĩ Phạm An Hải bức xúc: “Tranh mình vừa đưa lên Facebook lập tức bị nhái ngay tới 70%-80%. Xong họ ký tên họ và bảo vẽ 5-7 năm trước...”. Hơn thế, “việc giả, nhái này khiến công chúng không còn tha thiết với đồ thật” - họa sĩ Đào Hải Phong lên tiếng. Tiến sĩ Phạm Long, nhà phê bình mỹ thuật, bất mãn khi cho rằng, tranh giả thao túng thị trường mỹ thuật. Ông nhận định: “Trong 10 năm trở lại đây, các tác phẩm hội họa của thời kỳ mỹ thuật Đông Dương lên giá rất cao. Nhu cầu sưu tập tranh được đẩy lên đỉnh điểm. Từ nhu cầu đã kéo theo việc chép tranh, làm giả tranh bằng nhiều hình thức tinh vi hơn. Đơn cử, nhiều bức tranh của các tác giả nổi tiếng hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, vậy mà được bày bán tràn lan khắp nơi cả trong và ngoài nước với mức độ làm giả lên tới 80%. Nghiêm trọng hơn, tôi nghĩ có những họa sĩ tay nghề ở Việt Nam cũng tham gia vào việc làm này mới có thể có được những bức tranh giả như vậy… Những nhà triển lãm nước ngoài nếu như đến xem tranh thật liệu họ có tin tưởng đó thực sự là thật hay không? Đây là việc rất đau lòng. Đau lòng hơn là việc này xuất phát hầu hết ở nước ngoài, mà nhiều họa sĩ ở Việt Nam lại tiếp tay”, tiến sĩ Phạm Long nói. Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng cũng chỉ ra, trong việc tranh giả tràn lan, người nước ngoài mua tranh Việt Nam chịu tổn thất nặng nề nhất, bởi họ chiếm tới 90%. “Tôi xem rất nhiều bộ sưu tập của các Việt kiều trẻ, họ thể hiện tình yêu nước bằng cách chơi tranh. Họ mua tranh nhiều và cũng mua phải tranh giả rất nhiều. Chúng tôi buồn y như mình đem đồ giả đến nhà họ, bởi mình không dám nói đó là thật hay giả”, ông nói.Giải pháp trung tâm kiểm định
Không ít họa sĩ cho rằng, đã đến lúc Hội Mỹ thuật Việt Nam nên thành lập trung tâm bảo vệ tác quyền mỹ thuật như Hội Nhà văn Việt Nam hay Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Họ kỳ vọng trung tâm sẽ bảo vệ tác quyền trước vấn nạn tranh nhái, tranh giả… cho những “đứa con tinh thần” của các họa sĩ. Cùng chung mong muốn việc phân định thật giả không rơi mãi vào bế tắc, nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng cũng cho rằng: “Ngành mỹ thuật cần chủ động. Các nước khác cũng không có cơ quan nào kiểm duyệt tranh thật giả hay bảo vệ quyền tác giả. Đó là chuyện của từng bảo tàng, cá nhân sưu tầm tranh - phải mời người thẩm định”. Tuy nhiên, ý kiến này khi đưa ra lại vấp phải nhiều phản hồi. Theo họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, đó thực sự là “việc không tưởng”. Người đứng đầu Hội Mỹ thuật Việt Nam giải thích, không phải ở Việt Nam mà ngay nước ngoài cũng không có trung tâm bảo vệ tác quyền mỹ thuật. Một trong những nguyên nhân là mỹ thuật không có tiền tác quyền mà ngân sách của hội eo hẹp, rất khó có thể duy trì bộ máy nhân sự nếu như trung tâm này ra đời. Cũng theo họa sĩ Khánh Chương, kinh nghiệm từ thực tế quan sát được trong các chuyến tham quan, học hỏi ở nước ngoài cho thấy, vấn đề tranh chấp bản quyền, xác định tranh nhái, tranh thật, tranh giả thuộc về Trung tâm Giám định tác phẩm nghệ thuật với phương tiện kỹ thuật hiện đại để xác định niên đại, chất liệu tác phẩm. Ở Việt Nam, trung tâm này từng được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam thành lập. Tuy nhiên, cho đến nay, trung tâm vẫn chưa phát huy được vai trò thực sự. Thêm nữa, khi phát hiện ra tranh bị sao chép trái phép hay còn gọi là tranh “nhái”, việc giải quyết là giữa hai bên, rất ít họa sĩ dám bỏ tiền theo kiện tới cùng. Hội chỉ có thể góp tiếng nói chứ không thể trở thành đơn vị trung gian đứng ra giải quyết. Còn muốn làm rõ ngọn nguồn nên nhờ đến thanh tra văn hóa, an ninh văn hóa, Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật…
Trang web xuongtranh.vn vừa bị các họa sĩ phát hiện đăng tải và rao bán công khai tranh sao chép, tranh giả, nhái tác phẩm của một số họa sĩ với giá rẻ. Người mua chỉ cần xem tranh, ưng giá, điền thông tin, sẽ có một bức tranh sao chép với giá dao động 2-3 triệu đồng. Ngay khi phát hiện trang web kinh doanh phi pháp, lợi dụng tên tuổi, thương hiệu của các họa sĩ, người trong giới đồng loạt bày tỏ sự phẫn nộ. Thấy bị đánh động, những bức tranh treo tại địa chỉ này đã bị gỡ xuống, tạm ngừng hoạt động. Tất nhiên chủ nhân trang web đưa ra lời giải thích ngô nghê: “Do chưa tìm hiểu kỹ, chúng tôi đã up lên web những tác phẩm sao chép của một số họa sĩ Việt Nam”. Đây là một trong vô vàn những xâm hại bản quyền mà giới mỹ thuật Việt đang phải đối mặt. Cùng chung tâm trạng này, họa sĩ Phạm An Hải bức xúc: “Tranh mình vừa đưa lên Facebook lập tức bị nhái ngay tới 70%-80%. Xong họ ký tên họ và bảo vẽ 5-7 năm trước...”. Hơn thế, “việc giả, nhái này khiến công chúng không còn tha thiết với đồ thật” - họa sĩ Đào Hải Phong lên tiếng. Tiến sĩ Phạm Long, nhà phê bình mỹ thuật, bất mãn khi cho rằng, tranh giả thao túng thị trường mỹ thuật. Ông nhận định: “Trong 10 năm trở lại đây, các tác phẩm hội họa của thời kỳ mỹ thuật Đông Dương lên giá rất cao. Nhu cầu sưu tập tranh được đẩy lên đỉnh điểm. Từ nhu cầu đã kéo theo việc chép tranh, làm giả tranh bằng nhiều hình thức tinh vi hơn. Đơn cử, nhiều bức tranh của các tác giả nổi tiếng hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, vậy mà được bày bán tràn lan khắp nơi cả trong và ngoài nước với mức độ làm giả lên tới 80%. Nghiêm trọng hơn, tôi nghĩ có những họa sĩ tay nghề ở Việt Nam cũng tham gia vào việc làm này mới có thể có được những bức tranh giả như vậy… Những nhà triển lãm nước ngoài nếu như đến xem tranh thật liệu họ có tin tưởng đó thực sự là thật hay không? Đây là việc rất đau lòng. Đau lòng hơn là việc này xuất phát hầu hết ở nước ngoài, mà nhiều họa sĩ ở Việt Nam lại tiếp tay”, tiến sĩ Phạm Long nói. Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng cũng chỉ ra, trong việc tranh giả tràn lan, người nước ngoài mua tranh Việt Nam chịu tổn thất nặng nề nhất, bởi họ chiếm tới 90%. “Tôi xem rất nhiều bộ sưu tập của các Việt kiều trẻ, họ thể hiện tình yêu nước bằng cách chơi tranh. Họ mua tranh nhiều và cũng mua phải tranh giả rất nhiều. Chúng tôi buồn y như mình đem đồ giả đến nhà họ, bởi mình không dám nói đó là thật hay giả”, ông nói.Giải pháp trung tâm kiểm định
Không ít họa sĩ cho rằng, đã đến lúc Hội Mỹ thuật Việt Nam nên thành lập trung tâm bảo vệ tác quyền mỹ thuật như Hội Nhà văn Việt Nam hay Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Họ kỳ vọng trung tâm sẽ bảo vệ tác quyền trước vấn nạn tranh nhái, tranh giả… cho những “đứa con tinh thần” của các họa sĩ. Cùng chung mong muốn việc phân định thật giả không rơi mãi vào bế tắc, nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng cũng cho rằng: “Ngành mỹ thuật cần chủ động. Các nước khác cũng không có cơ quan nào kiểm duyệt tranh thật giả hay bảo vệ quyền tác giả. Đó là chuyện của từng bảo tàng, cá nhân sưu tầm tranh - phải mời người thẩm định”. Tuy nhiên, ý kiến này khi đưa ra lại vấp phải nhiều phản hồi. Theo họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, đó thực sự là “việc không tưởng”. Người đứng đầu Hội Mỹ thuật Việt Nam giải thích, không phải ở Việt Nam mà ngay nước ngoài cũng không có trung tâm bảo vệ tác quyền mỹ thuật. Một trong những nguyên nhân là mỹ thuật không có tiền tác quyền mà ngân sách của hội eo hẹp, rất khó có thể duy trì bộ máy nhân sự nếu như trung tâm này ra đời. Cũng theo họa sĩ Khánh Chương, kinh nghiệm từ thực tế quan sát được trong các chuyến tham quan, học hỏi ở nước ngoài cho thấy, vấn đề tranh chấp bản quyền, xác định tranh nhái, tranh thật, tranh giả thuộc về Trung tâm Giám định tác phẩm nghệ thuật với phương tiện kỹ thuật hiện đại để xác định niên đại, chất liệu tác phẩm. Ở Việt Nam, trung tâm này từng được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam thành lập. Tuy nhiên, cho đến nay, trung tâm vẫn chưa phát huy được vai trò thực sự. Thêm nữa, khi phát hiện ra tranh bị sao chép trái phép hay còn gọi là tranh “nhái”, việc giải quyết là giữa hai bên, rất ít họa sĩ dám bỏ tiền theo kiện tới cùng. Hội chỉ có thể góp tiếng nói chứ không thể trở thành đơn vị trung gian đứng ra giải quyết. Còn muốn làm rõ ngọn nguồn nên nhờ đến thanh tra văn hóa, an ninh văn hóa, Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật…