Bộ Quốc phòng, Bộ Công an dự kiến cắt giảm thêm một số tổng cục, cục, vụ, viện

Chiều 13-1, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban chỉ đạo của Chính phủ về "tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (BCĐ) chủ trì phiên họp thứ 10 của BCĐ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì và phát biểu tại phiên họp thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ, chiều 13-1. Ảnh: VIẾT CHUNG
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì và phát biểu tại phiên họp thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ, chiều 13-1. Ảnh: VIẾT CHUNG

Tại phiên họp, BCĐ rà soát tình hình, tiến độ triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW"; phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ; hoàn thiện các dự thảo văn bản báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương, Bộ Chính trị; Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Theo các báo cáo và ý kiến tại phiên họp, nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban chỉ đạo Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ, các bộ, ngành và Ban chỉ đạo của Chính phủ đã hoàn thiện thêm một bước các phương án, báo cáo để trình Bộ Chính trị, Ban chỉ đạo Trung ương xem xét.

1.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VIẾT CHUNG

Bộ máy của Chính phủ sau khi sắp xếp dự kiến có 22 bộ, cơ quan, gồm 17 bộ, cơ quan ngang bộ (giảm 5 bộ, cơ quan) và 5 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 3 cơ quan). Về tổ chức bên trong của các bộ, cơ quan, dự kiến sẽ giảm tới hơn 4.250 đầu mối, trong đó, giảm 100% tổng cục, giảm gần 86% cục và tổ chức tương đương; giảm hơn 54% vụ và tương đương; giảm gần 92% chi cục và tương đương, cụ thể, dự kiến giảm 13/13 tổng cục, 519 cục, 219 vụ, 3.303 chi cục, 203 đơn vị sự nghiệp công lập (các số liệu này chưa tính việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng).

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cũng rà soát, dự kiến sẽ cắt giảm thêm một số tổng cục, cục, vụ, viện và Bộ Công an đang tiếp tục nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện Đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy công an địa phương hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao cơ quan thường trực của BCĐ và các thành viên BCĐ, các bộ, ngành đã tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương, cơ bản hoàn thiện các phương án, với sự thống nhất cao, bảo đảm nguyên tắc không bỏ các chức năng, nhiệm vụ trong các ngành, lĩnh vực mà chỉ sắp xếp lại để các ngành, cơ quan hoạt động hiệu lực, hiệu quả nhất, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp, gắn việc tinh gọn bộ máy với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Thủ tướng hoan nghênh Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu theo Nghị quyết số 05 của Bộ Chính trị về tổ chức Quân đội nhân dân, Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân. Bộ Quốc phòng và Bộ Công an cần tiếp tục rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền về sắp xếp các đơn vị, cơ quan theo kết luận, chủ trương, định hướng của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban chỉ đạo Trung ương, Ban chỉ đạo của Chính phủ.

Đối với việc sắp xếp tổ chức hệ thống cơ quan thanh tra, Thủ tướng đánh giá, công tác thanh tra hiện nay cơ bản hiệu quả, nhưng bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, việc chỉ đạo và hoạt động có nơi, có lúc chưa hiệu quả nên cần thiết phải tổ chức, sắp xếp lại để hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn.

Thủ tướng nhấn mạnh nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ và những công việc đã được xác định, đã ổn định từ trước đến nay; nghiên cứu phương án sắp xếp các cơ quan chuyên môn thanh tra ở các cấp phù hợp để phát huy hiệu quả cao nhất khi thực hiện các nhiệm vụ chính trị, tránh chồng chéo, giảm khâu trung gian, bảo đảm tính thống nhất và độc lập trong thực thi công vụ; là một công cụ hiệu quả thực hiện chức năng quản lý nhà nước và góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan khẩn trương bổ sung, hoàn thiện các báo cáo, phương án để trình cấp có thẩm quyền, bảo đảm tiến độ và chất lượng với tinh thần đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, trước hết.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Dự kiến còn khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã

Dự kiến còn khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã

Ngày 1-4, đại diện Bộ Nội vụ cho biết, đã hoàn thiện dự thảo mới nhất Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính. Theo đó, các tiêu chí mới được đề xuất nhằm đưa tổng số đơn vị hành chính cấp xã còn khoảng 5.000.

Tìm lời giải quản lý cho chính quyền địa phương 2 cấp

Tìm lời giải quản lý cho chính quyền địa phương 2 cấp

Trước việc thực hiện Kết luận 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, người dân nêu băn khoăn về mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, nhất là cấp xã sẽ được tổ chức ra sao để không ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, TS Hoàng Văn Tú (ảnh), Học viện Cán bộ TPHCM, đã nêu một số khuyến nghị trong tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, nhất là tại các đô thị lớn.

Cải cách thủ tục hành chính: Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch

Cải cách thủ tục hành chính: Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch

Việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trở thành một nhiệm vụ liên tục và đến nay vẫn là nhiệm vụ cấp bách. Phóng viên Báo SGGP có cuộc trao đổi với bà Phạm Thị Ngọc Thủy (ảnh), Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ).

Kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, sở, huyện

Kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, sở, huyện

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Nguyên Chủ tịch HĐND TPHCM Phạm Phương Thảo trao đổi tại hội thảo.

Cấp cơ sở nên là một cấp chính quyền hoàn chỉnh, có đầy đủ HĐND, UBND

Tham luận và thảo luận tại hội thảo "Nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh theo kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư: từ thực tiễn TPHCM" chiều 28-3, các đại biểu nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện khung pháp lý để vận hành bộ máy chính quyền hai cấp.

Thảo luận giải pháp để chính quyền hai cấp hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Thảo luận giải pháp để chính quyền hai cấp hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Ban Tổ chức hội thảo mong muốn tiếp nhận được các đề xuất giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tiễn để vừa thực hiện đúng, hiệu quả các chủ trương trên tại TPHCM, vừa đảm bảo tính phù hợp, bền vững, để thành phố thực hiện vai trò, sứ mệnh “TPHCM vì cả nước, cả nước vì TPHCM”.

Quận 12 đề xuất 2 phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Quận 12 đề xuất 2 phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Ngày 27-3, Quận ủy Quận 12 tổ chức Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ quận, nhiệm kỳ 2020-2025. Tại hội nghị, lãnh đạo Quận 12 thông tin về đề xuất sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo chủ trương của Trung ương. Theo đó, quận đề xuất hai phương án sắp xếp nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân.

TP Thủ Đức đề xuất 2 phương án trong sắp xếp tinh gọn bộ máy

TP Thủ Đức đề xuất 2 phương án trong sắp xếp tinh gọn bộ máy

Ngày 26-3, Thành ủy TP Thủ Đức tổ chức hội nghị lần thứ 33 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Thủ Đức. Tại hội nghị, lãnh đạo TP Thủ Đức đã thông tin về các phương án sắp xếp tổ chức bộ máy theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và chỉ đạo của TPHCM. Theo đó, TP Thủ Đức đề xuất hai phương án sắp xếp.

Mở rộng quy mô cấp xã: Xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ

Mở rộng quy mô cấp xã: Xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ

Dự kiến sau khi sắp xếp, cả nước sẽ không tổ chức cấp huyện, giảm khoảng 70% số lượng và tăng quy mô, nhiệm vụ cấp xã. Bày tỏ đồng thuận với chủ trương sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, bỏ cấp trung gian, song nhiều chuyên gia đề nghị, khi tăng trách nhiệm, quyền hạn cấp xã, đồng nghĩa chuyên môn, trình độ của cán bộ cấp xã phải ngang tầm nhiệm vụ.