Theo đó, Bộ GD-ĐT dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT theo hướng hằng năm, tổ chức một lần tuyển sinh vào THCS và THPT; việc tuyển sinh vào THCS, THPT bảo đảm chính xác, công bằng, khách quan.
Dự thảo thông tư cũng nêu rõ tuyển sinh THCS theo phương thức xét tuyển. Trường hợp cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, sở GD-ĐT hướng dẫn thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.
Đáng chú ý, Bộ GD-ĐT nêu rõ, việc tuyển sinh THCS phải bảo đảm yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS trên địa bàn. Tuổi của học sinh trường THCS, trường THPT thực hiện theo Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Như vậy, các trường THCS thực hiện nhiệm vụ phổ cập, tuyển sinh học sinh theo đúng tuyến vẫn phải duy trì nhiệm vụ, cơ bản sẽ chỉ có những trường “hot” được phép có hình thức tuyển sinh kiểm tra, đánh giá năng lực để tuyển đầu vào vì số lượng đăng ký quá đông.
Trao đổi về dự thảo sửa đổi này, TS Vũ Đình Chuẩn, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT cho biết, Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT về tuyển sinh đầu cấp THCS và THPT đã ban hành từ năm 2014. Qua triển khai có thể nói Thông tư đã tạo điều kiện cho các sở GD-ĐT và cơ sở tự chủ tuyển sinh rất nhiều.
“Tuy nhiên, phải nhìn thấy một thực tế có một số trường, số hồ sơ đăng ký nhiều hơn chỉ tiêu. Vì vậy, Bộ GD-ĐT đã có công văn khẳng định THCS là cấp phổ cập, không thi tuyển đầu vào. Nhưng để phù hợp thực tế thì cũng cho phép với cơ sở có số lượng đăng ký vào lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu thì xây dựng phương án tuyển sinh trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt”, ông Vũ Đình Chuẩn nói.
Thực tế là ở Hà Nội, một số trường có chỉ tiêu đăng ký quá cao nên các trường kết hợp xét tuyển và đánh giá năng lực để đánh giá được quá trình học của học sinh, tức là vừa kết hợp xét tuyển, vừa thi sát hạch được.
Bộ GD-ĐT vẫn khẳng định chủ trương không thi tuyển là chính. “Các trường có số tuyển bằng chỉ tiêu thì không cần đánh giá năng lực vì sẽ tốn kém, cũng như không cần thiết bắt buộc học sinh trải qua một kỳ thi không cần thiết”, ông Vũ Đình Chuẩn nêu quan điểm.
Trong dự thảo thông tư cũng có chế độ tuyển thẳng, chế độ ưu tiên đối với học sinh đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT. Mức chênh lệch điểm cộng thêm giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 0,5 điểm tính theo thang 10 điểm. Như vậy, chỉ tuyển thẳng, ưu tiên những học sinh đạt giải cấp quốc gia cuộc thi khoa học, kỹ thuật do Bộ GD-ĐT tổ chức, chứ không phải cấp tỉnh như hiện nay.
Theo ông Vũ Đình Chuẩn, điều này phù hợp với hướng dẫn mới đây của Bộ GD-ĐT về việc tinh giản các cuộc thi, không tổ chức lập đội tuyển và không xét giải cấp trường, quận, tỉnh, toàn quốc đối với cuộc thi giải Toán và Vật lý trên mạng, Cuộc thi tiếng Anh trên mạng, cuộc thi giải toán trên máy tính cầm tay.
“Vừa qua, nhiều cuộc thi của Sở GD-ĐT tổ chức dẫn đến điểm ưu tiên nhiều quá. Mặc dù khi triển khai có mục đích là cuộc thi lành mạnh, nhưng khi coi giải đó là điểm ưu tiên để xét đầu vào thì nảy sinh một số vấn đề thiếu lành mạnh ở một số nơi. Hiện ở Hà Nội có một số nơi như trường Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Siêu... đã xây dựng phương án xét học bạ 5 năm cộng thêm tiêu chí phụ là kết quả các cuộc thi. Do đó để có kết quả cao trong các cuộc thi, đã xảy ra tình trạng tổ chức luyện thi, có thu phí, lệ phí thi, dẫn đến những vấn đề nảy sinh bởi các phụ huynh đều muốn con em mình đạt tiêu chí phụ để được vào trường chất lượng cao”, ông Vũ Đình Chuẩn cho biết.
Vẫn theo ông Chuẩn, tuyển sinh THCS, THPT theo nguyên tắc phân cấp cho các tỉnh thành, Bộ GD-ĐT chỉ ban hành những quy định chung.
Như vậy, với đề xuất mới này của Bộ GD-ĐT, bộ sẽ “cởi trói” cho các trường “hot”. Việc chỉ tuyển thẳng những học sinh đạt giải cấp quốc gia cuộc thi khoa học, kỹ thuật, chứ không phải cấp tỉnh như hiện nay cũng sẽ hạn chế tình trạng các trường “đau đầu” vì “mưa” giải thưởng như vừa qua.
Bộ GD-ĐT sẽ lấy ý kiến đến ngày 18-2-2018.
Dự thảo thông tư cũng nêu rõ tuyển sinh THCS theo phương thức xét tuyển. Trường hợp cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, sở GD-ĐT hướng dẫn thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.
Đáng chú ý, Bộ GD-ĐT nêu rõ, việc tuyển sinh THCS phải bảo đảm yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS trên địa bàn. Tuổi của học sinh trường THCS, trường THPT thực hiện theo Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Như vậy, các trường THCS thực hiện nhiệm vụ phổ cập, tuyển sinh học sinh theo đúng tuyến vẫn phải duy trì nhiệm vụ, cơ bản sẽ chỉ có những trường “hot” được phép có hình thức tuyển sinh kiểm tra, đánh giá năng lực để tuyển đầu vào vì số lượng đăng ký quá đông.
Trao đổi về dự thảo sửa đổi này, TS Vũ Đình Chuẩn, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT cho biết, Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT về tuyển sinh đầu cấp THCS và THPT đã ban hành từ năm 2014. Qua triển khai có thể nói Thông tư đã tạo điều kiện cho các sở GD-ĐT và cơ sở tự chủ tuyển sinh rất nhiều.
“Tuy nhiên, phải nhìn thấy một thực tế có một số trường, số hồ sơ đăng ký nhiều hơn chỉ tiêu. Vì vậy, Bộ GD-ĐT đã có công văn khẳng định THCS là cấp phổ cập, không thi tuyển đầu vào. Nhưng để phù hợp thực tế thì cũng cho phép với cơ sở có số lượng đăng ký vào lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu thì xây dựng phương án tuyển sinh trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt”, ông Vũ Đình Chuẩn nói.
Thực tế là ở Hà Nội, một số trường có chỉ tiêu đăng ký quá cao nên các trường kết hợp xét tuyển và đánh giá năng lực để đánh giá được quá trình học của học sinh, tức là vừa kết hợp xét tuyển, vừa thi sát hạch được.
Bộ GD-ĐT vẫn khẳng định chủ trương không thi tuyển là chính. “Các trường có số tuyển bằng chỉ tiêu thì không cần đánh giá năng lực vì sẽ tốn kém, cũng như không cần thiết bắt buộc học sinh trải qua một kỳ thi không cần thiết”, ông Vũ Đình Chuẩn nêu quan điểm.
Trong dự thảo thông tư cũng có chế độ tuyển thẳng, chế độ ưu tiên đối với học sinh đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT. Mức chênh lệch điểm cộng thêm giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 0,5 điểm tính theo thang 10 điểm. Như vậy, chỉ tuyển thẳng, ưu tiên những học sinh đạt giải cấp quốc gia cuộc thi khoa học, kỹ thuật do Bộ GD-ĐT tổ chức, chứ không phải cấp tỉnh như hiện nay.
Theo ông Vũ Đình Chuẩn, điều này phù hợp với hướng dẫn mới đây của Bộ GD-ĐT về việc tinh giản các cuộc thi, không tổ chức lập đội tuyển và không xét giải cấp trường, quận, tỉnh, toàn quốc đối với cuộc thi giải Toán và Vật lý trên mạng, Cuộc thi tiếng Anh trên mạng, cuộc thi giải toán trên máy tính cầm tay.
“Vừa qua, nhiều cuộc thi của Sở GD-ĐT tổ chức dẫn đến điểm ưu tiên nhiều quá. Mặc dù khi triển khai có mục đích là cuộc thi lành mạnh, nhưng khi coi giải đó là điểm ưu tiên để xét đầu vào thì nảy sinh một số vấn đề thiếu lành mạnh ở một số nơi. Hiện ở Hà Nội có một số nơi như trường Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Siêu... đã xây dựng phương án xét học bạ 5 năm cộng thêm tiêu chí phụ là kết quả các cuộc thi. Do đó để có kết quả cao trong các cuộc thi, đã xảy ra tình trạng tổ chức luyện thi, có thu phí, lệ phí thi, dẫn đến những vấn đề nảy sinh bởi các phụ huynh đều muốn con em mình đạt tiêu chí phụ để được vào trường chất lượng cao”, ông Vũ Đình Chuẩn cho biết.
Vẫn theo ông Chuẩn, tuyển sinh THCS, THPT theo nguyên tắc phân cấp cho các tỉnh thành, Bộ GD-ĐT chỉ ban hành những quy định chung.
Như vậy, với đề xuất mới này của Bộ GD-ĐT, bộ sẽ “cởi trói” cho các trường “hot”. Việc chỉ tuyển thẳng những học sinh đạt giải cấp quốc gia cuộc thi khoa học, kỹ thuật, chứ không phải cấp tỉnh như hiện nay cũng sẽ hạn chế tình trạng các trường “đau đầu” vì “mưa” giải thưởng như vừa qua.
Bộ GD-ĐT sẽ lấy ý kiến đến ngày 18-2-2018.