Bộ đội đặc công: Anh dũng tuyệt vời, đánh hiểm thắng lớn

Chiến công mở màn của bộ đội đặc công năm 1975 được giao cho Trung đoàn Đặc công 198, với nhiệm vụ đánh chiếm sân bay Hòa Bình, kho đạn Mai Hắc Đế, thực hiện chia cắt, cô lập địch trong thị xã Buôn Ma Thuột; phối hợp với bộ binh, xe tăng đánh chiếm toàn bộ thị xã. Trong những ngày này, khi cả nước chuẩn bị kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi đã tìm đến với bộ đội đặc công - một binh chủng góp phần không nhỏ trong chiến thắng chung của dân tộc.
Bộ đội đặc công: Anh dũng tuyệt vời, đánh hiểm thắng lớn

Chiến công mở màn của bộ đội đặc công năm 1975 được giao cho Trung đoàn Đặc công 198, với nhiệm vụ đánh chiếm sân bay Hòa Bình, kho đạn Mai Hắc Đế, thực hiện chia cắt, cô lập địch trong thị xã Buôn Ma Thuột; phối hợp với bộ binh, xe tăng đánh chiếm toàn bộ thị xã. Trong những ngày này, khi cả nước chuẩn bị kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi đã tìm đến với bộ đội đặc công - một binh chủng góp phần không nhỏ trong chiến thắng chung của dân tộc.

Các chiến sĩ đặc công tại cửa ngõ Sài Gòn, tháng 4-1975. Ảnh: T.L.

Các chiến sĩ đặc công tại cửa ngõ Sài Gòn, tháng 4-1975. Ảnh: T.L.

Đến thăm Trung đoàn Đặc công biệt động 1 (Đoàn 1) tại một xã ngoại thành Hà Nội, chúng tôi may mắn được tham dự buổi gặp mặt các cựu chiến binh của đoàn nhân kỷ niệm 42 năm ngày thành lập (15-4-1968). Đại tá - đoàn trưởng Nguyễn Đình Thiện, Đại tá - đoàn phó Hoàng Văn Lượng nhiệt tình giới thiệu cho chúng tôi những con người từng “khét tiếng” một thời ở mặt trận phía Tây Tổ quốc mà sao bình dị, gần gũi đến thế... 

Có 184 cán bộ chiến sĩ của Binh chủng Đặc công được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó có anh Nguyễn Văn Trỗi - chiến sĩ biệt động Sài Gòn - Gia Định, người đặt bom trên cầu Công Lý năm 1964. Binh chủng Đặc công là một trong số những quân, binh chủng có nhiều Anh hùng nhất của QĐND Việt Nam.

Rời Đoàn 1, chúng tôi đến với Trung đoàn Đặc công 113 (Đoàn 113) đứng chân nhiều năm nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Gây ấn tượng mạnh mẽ với chúng tôi là Tượng đài chiến sĩ đặc công sừng sững tại đơn vị.

Thượng tá Đỗ Quý Triều, Phó Chính ủy cho biết, Đoàn 113 là đứa con máu thịt của nhân dân miền Đông Nam bộ (Biên Hòa, Đồng Nai, Thủ Dầu Một) ra đời năm 1972, theo yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình chiến trường lúc ấy. Đoàn 113 đã 3 lần được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Để ghi nhớ những chiến công xuất sắc của đoàn, sau ngày giải phóng, nhân dân TP Biên Hòa, Đồng Nai đã xây dựng Tượng đài chiến sĩ đặc công đặt tại ngã ba Long Bình. Năm 1997, một bức tượng cùng kích cỡ được nhân dân Biên Hòa, Đồng Nai chở ra tặng và dựng tại nơi trú quân của đơn vị.

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Trung đoàn 113 được bộ chỉ huy chiến dịch giao nhiệm vụ đánh chiếm, giữ cầu Ghềnh, cầu Hóa An, căn cứ Hốc Bà Thức, một đoạn xa lộ từ xóm chợ đến ấp Xuân Thôn, đánh phá  phía Tây sân bay Biên Hòa và phát triển tiến công về hướng Thủ Đức. Trung đoàn phải chia đôi lực lượng. Một hướng đánh căn cứ Hốc Bà Thức, chọc thủng một mắt xích quan trọng trong tuyến phòng ngự của địch ở phía Bắc Sài Gòn, tạo thế cho một hướng chiến dịch. Một hướng đánh chiếm và giữ cầu Ghềnh, cầu Hóa An.

Các trận đánh diễn ra vô cùng ác liệt. Đặc biệt ở cầu Ghềnh trong suốt mấy ngày chiếm giữ và chống lại sự phản kích điên cuồng của địch, hơn 50 cán bộ chiến sĩ đặc công của đại đội 1 đã hy sinh. Cuối ngày 29-4, cả đại đội chỉ còn 4 đồng chí nhưng vẫn kiên cường chiến đấu giữ cầu để sáng 30-4, bộ đội chủ lực ta qua cầu tiến vào giải phóng Sài Gòn.

Đoàn 1 và Đoàn 113 hiện nay là hai đơn vị tinh nhuệ cơ động chiến đấu cao của Bộ Quốc phòng và Binh chủng. Trong xây dựng, huấn luyện cùng nhiệm vụ được giao sẵn sàng chống bạo loạn và khủng bố, cả hai đoàn đã lập rất nhiều thành tích. Cán bộ chiến sĩ hai đơn vị luôn là một trong những lực lượng quan trọng đảm bảo an toàn, an ninh cho các hội nghị quốc tế lớn diễn ra ở thủ đô.

Đến với bộ đội đặc công hôm nay, tiếp nối truyền thống cha ông, cán bộ chiến sĩ các đơn vị luôn cố gắng khắc phục khó khăn, quyết giữ vững truyền thống của bộ đội đặc công - Đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu trí táo bạo, đánh hiểm thắng lớn

CAO MINH

Đêm 21, rạng sáng 22-3-1950, tại Biên Hòa, 50 tổ chiến đấu đồng loạt dùng loại vũ khí mới chế tạo, gọi tắt là FT để đánh đồn, tháp canh. 50 tháp canh của Pháp dọc theo các trục lộ 15,16 và quốc lộ 1 đã bị đánh bất ngờ, chúng ta an toàn trở về căn cứ. Trung ương điện vào khen ngợi, sau đó Quân khu 7 tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm, đã nhất trí gọi cách đánh đặc biệt này là “Công đồn đặc biệt”, gọi tắt là đặc công.

Tính đến trước cuộc Tổng tiến công mùa xuân năm 1975, lực lượng đặc công ở miền Nam có 1 sư đoàn, 1 lữ đoàn, 5 trung đoàn, 36 tiểu đoàn, 121 đại đội và hàng trăm trung đội, tiểu đội, tổ đặc công, biệt động của huyện, thị xã và xã. Vào lúc 11 giờ 30 ngày 30-4-1975, được sự dẫn đường của bộ đội đặc công, xe tăng của Lữ đoàn 203, Quân đoàn 2 đã tiến vào Dinh Độc Lập, cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam tung bay trong niềm hân hoan chiến thắng.

Tin cùng chuyên mục