Trồng phụ, thu nhập chính
Những ngày này, khắp nẻo đường dẫn vào thôn Tân Phú, xã Đắk R’Moan, thị xã Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) rộn ràng tiếng nói cười của những người chăm sóc, thu hoạch bơ. Năm nay bơ được mùa, được giá. Đưa chúng tôi đi tham quan khu vườn rộng 3ha trồng chuyên canh bơ, ông Lê Văn Hưng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại dịch vụ bơ M’nông, giới thiệu: Giai đoạn tháng 7, 8 là thời điểm thu hoạch bơ rộ nhất. Trước kia, lượng bơ chín dồn vào một thời điểm khiến cho người dân rất vất vả trong việc bao tiêu sản phẩm. Nếu thu hoạch non, bảo quản kém, vận chuyển không bảo đảm sẽ làm quả bơ giảm chất lượng, hư hỏng, khiến người tiêu dùng quay lưng, vì vậy từ nhiều năm nay, người dân tại Đắk Nông đã tìm và trồng nhiều giống bơ trái vụ cho thu hoạch suốt các tháng trong năm (trừ tháng 12. Trái bơ tại đây vì thế không chịu cảnh “dội chợ”.
Để có được những kinh nghiệm trong việc trồng cây bơ, gia đình ông Lê Văn Hưng đã trải qua 8 năm khảo nghiệm đất đai, khí hậu trên vùng đất Đắk Nông và nhận thấy, nơi đây phù hợp cho cây bơ phát triển. Ngay tại trang trại của ông, trung bình mỗi cây bơ mang về khoảng 200 - 250kg trái/năm, với giá bán trung bình 35.000 đồng/kg, có thể đem về khoảng 7 triệu đồng/cây. So với các địa phương khác, đây là mức năng suất khá cao. “Hiện nay chúng tôi đã trồng thành công nhiều giống bơ có nguồn gốc trong nước và một số giống bơ nhập ngoại như: bơ Cuba, Thái Lan, Booth, Hass, sáp, tứ quý... Riêng giống bơ Cuba và bơ Booth hiện mang lại giá trị và sản lượng lớn cho công ty với mức khoảng 150 tấn/năm”, ông Hưng phấn khởi cho biết.
Nhờ cây bơ trồng xen canh mà nhiều năm nay gia đình ông Huỳnh Văn Tư, tổ dân phố 15, thị trấn Đắk Mil (huyện Đắk Mil) đã có thu nhập ổn định. Tuy nhiên, nếu trồng xen cà phê, hồ tiêu với mật độ 90 đến 120 cây/ha thì cây bơ lại mang giá trị chính cho khu vườn với doanh thu từ 250 - 300 triệu đồng. Ngoài ra, cây bơ còn có khả năng tạo bóng mát và chắn gió khá tốt, giúp các cây trồng khác có điều kiện phát triển. Tại các huyện Đắk Song, Đắk Mil, Đắk R’lấp... trong khoảng 4 năm trở lại đây, người dân đã trồng bơ rất nhiều. Riêng tại huyện Đắk Mil, hiện nay nông dân trên địa bàn đã trồng gần 300ha bơ theo hình thức trồng thuần, trồng xen, sản lượng khoảng 3.424 tấn/năm với các giống bơ Booth, Hass, 034, sáp vàng, tứ quý và các giống bơ địa phương.
Phát triển bền vững
Theo quy hoạch xây dựng vùng sản xuất nông sản thực phẩm (cây ăn quả) tập trung, bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, cây bơ được quy hoạch đến năm 2020 sẽ trồng khoảng 5.200ha (trong đó chuyên canh 1.200ha và xen canh 4.000ha). Theo Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Nông, hiện nay trên địa bàn tỉnh đang trồng khoảng 2.600ha bơ, trong đó trồng chuyên 724ha, trồng xen canh gần 1.900ha, năng suất bình quân từ 10-15 tấn/ha. Cây bơ chiếm khoảng 20% tổng diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh. Những năm qua, để thúc đẩy và nâng cao giá trị hàng hóa cây bơ, tỉnh Đắk Nông cũng đã có nhiều chương trình hỗ trợ người dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhất là hướng đến sản xuất bơ bền vững. Đến giữa năm 2018, toàn tỉnh Đắk Nông có khoảng 160,6ha bơ được cấp chứng nhận VietGAP.
Mặc dù vậy, theo đánh giá của Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Nông, việc phát triển cây bơ trên địa bàn thời gian qua vẫn mang tính tự phát, chạy theo thị trường nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cây bơ và sản phẩm bơ của tỉnh Đắk Nông chưa tạo dựng được thương hiệu trên thị trường, đầu ra sản phẩm chưa ổn định, thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Hệ thống thu mua, chế biến, bảo quản bơ trên địa bàn chưa phát triển nên tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào thương lái.
Ông Lê Trọng Yên, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Nông, cho biết bước đầu cây bơ đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân, nhưng địa phương không phát triển ồ ạt loại cây trồng này, chỉ khuyến khích người dân trồng xen với các loại cây khác. Mặt khác, cần phải có thời gian tiến hành khảo nghiệm, đánh giá hiệu quả một cách khoa học, tránh hiện tượng “được mùa mất giá” như đã từng xảy ra ở một số loại cây trồng ăn quả khác. Thời gian tới, tỉnh Đắk Nông sẽ chú trọng hình thành các chuỗi giá trị, thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã để tạo ra những sản phẩm bơ giá trị có sức cạnh tranh trên thị trường, trở thành sản phẩm chủ lực của tỉnh. “Tỉnh Đắk Nông đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển với các bên gồm: Cơ quan hợp tác Chính phủ New Zealand, Viện Nghiên cứu cây trồng và thực phẩm để phát triển cây bơ tại Đắk Nông một cách bền vững. Riêng Công ty CP SAM nông nghiệp công nghệ cao sẽ hỗ trợ tỉnh Đắk Nông xây dựng phương án quy hoạch cụ thể, phân bổ cây bơ để phát huy tối đa lợi thế trên vùng đất đỏ bazan”, ông Lê Trọng Yên cho biết thêm.
Những ngày này, khắp nẻo đường dẫn vào thôn Tân Phú, xã Đắk R’Moan, thị xã Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) rộn ràng tiếng nói cười của những người chăm sóc, thu hoạch bơ. Năm nay bơ được mùa, được giá. Đưa chúng tôi đi tham quan khu vườn rộng 3ha trồng chuyên canh bơ, ông Lê Văn Hưng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại dịch vụ bơ M’nông, giới thiệu: Giai đoạn tháng 7, 8 là thời điểm thu hoạch bơ rộ nhất. Trước kia, lượng bơ chín dồn vào một thời điểm khiến cho người dân rất vất vả trong việc bao tiêu sản phẩm. Nếu thu hoạch non, bảo quản kém, vận chuyển không bảo đảm sẽ làm quả bơ giảm chất lượng, hư hỏng, khiến người tiêu dùng quay lưng, vì vậy từ nhiều năm nay, người dân tại Đắk Nông đã tìm và trồng nhiều giống bơ trái vụ cho thu hoạch suốt các tháng trong năm (trừ tháng 12. Trái bơ tại đây vì thế không chịu cảnh “dội chợ”.
Để có được những kinh nghiệm trong việc trồng cây bơ, gia đình ông Lê Văn Hưng đã trải qua 8 năm khảo nghiệm đất đai, khí hậu trên vùng đất Đắk Nông và nhận thấy, nơi đây phù hợp cho cây bơ phát triển. Ngay tại trang trại của ông, trung bình mỗi cây bơ mang về khoảng 200 - 250kg trái/năm, với giá bán trung bình 35.000 đồng/kg, có thể đem về khoảng 7 triệu đồng/cây. So với các địa phương khác, đây là mức năng suất khá cao. “Hiện nay chúng tôi đã trồng thành công nhiều giống bơ có nguồn gốc trong nước và một số giống bơ nhập ngoại như: bơ Cuba, Thái Lan, Booth, Hass, sáp, tứ quý... Riêng giống bơ Cuba và bơ Booth hiện mang lại giá trị và sản lượng lớn cho công ty với mức khoảng 150 tấn/năm”, ông Hưng phấn khởi cho biết.
Nhờ cây bơ trồng xen canh mà nhiều năm nay gia đình ông Huỳnh Văn Tư, tổ dân phố 15, thị trấn Đắk Mil (huyện Đắk Mil) đã có thu nhập ổn định. Tuy nhiên, nếu trồng xen cà phê, hồ tiêu với mật độ 90 đến 120 cây/ha thì cây bơ lại mang giá trị chính cho khu vườn với doanh thu từ 250 - 300 triệu đồng. Ngoài ra, cây bơ còn có khả năng tạo bóng mát và chắn gió khá tốt, giúp các cây trồng khác có điều kiện phát triển. Tại các huyện Đắk Song, Đắk Mil, Đắk R’lấp... trong khoảng 4 năm trở lại đây, người dân đã trồng bơ rất nhiều. Riêng tại huyện Đắk Mil, hiện nay nông dân trên địa bàn đã trồng gần 300ha bơ theo hình thức trồng thuần, trồng xen, sản lượng khoảng 3.424 tấn/năm với các giống bơ Booth, Hass, 034, sáp vàng, tứ quý và các giống bơ địa phương.
Phát triển bền vững
Theo quy hoạch xây dựng vùng sản xuất nông sản thực phẩm (cây ăn quả) tập trung, bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, cây bơ được quy hoạch đến năm 2020 sẽ trồng khoảng 5.200ha (trong đó chuyên canh 1.200ha và xen canh 4.000ha). Theo Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Nông, hiện nay trên địa bàn tỉnh đang trồng khoảng 2.600ha bơ, trong đó trồng chuyên 724ha, trồng xen canh gần 1.900ha, năng suất bình quân từ 10-15 tấn/ha. Cây bơ chiếm khoảng 20% tổng diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh. Những năm qua, để thúc đẩy và nâng cao giá trị hàng hóa cây bơ, tỉnh Đắk Nông cũng đã có nhiều chương trình hỗ trợ người dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhất là hướng đến sản xuất bơ bền vững. Đến giữa năm 2018, toàn tỉnh Đắk Nông có khoảng 160,6ha bơ được cấp chứng nhận VietGAP.
Mặc dù vậy, theo đánh giá của Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Nông, việc phát triển cây bơ trên địa bàn thời gian qua vẫn mang tính tự phát, chạy theo thị trường nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cây bơ và sản phẩm bơ của tỉnh Đắk Nông chưa tạo dựng được thương hiệu trên thị trường, đầu ra sản phẩm chưa ổn định, thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Hệ thống thu mua, chế biến, bảo quản bơ trên địa bàn chưa phát triển nên tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào thương lái.
Ông Lê Trọng Yên, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Nông, cho biết bước đầu cây bơ đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân, nhưng địa phương không phát triển ồ ạt loại cây trồng này, chỉ khuyến khích người dân trồng xen với các loại cây khác. Mặt khác, cần phải có thời gian tiến hành khảo nghiệm, đánh giá hiệu quả một cách khoa học, tránh hiện tượng “được mùa mất giá” như đã từng xảy ra ở một số loại cây trồng ăn quả khác. Thời gian tới, tỉnh Đắk Nông sẽ chú trọng hình thành các chuỗi giá trị, thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã để tạo ra những sản phẩm bơ giá trị có sức cạnh tranh trên thị trường, trở thành sản phẩm chủ lực của tỉnh. “Tỉnh Đắk Nông đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển với các bên gồm: Cơ quan hợp tác Chính phủ New Zealand, Viện Nghiên cứu cây trồng và thực phẩm để phát triển cây bơ tại Đắk Nông một cách bền vững. Riêng Công ty CP SAM nông nghiệp công nghệ cao sẽ hỗ trợ tỉnh Đắk Nông xây dựng phương án quy hoạch cụ thể, phân bổ cây bơ để phát huy tối đa lợi thế trên vùng đất đỏ bazan”, ông Lê Trọng Yên cho biết thêm.
Từ ngày 18 đến 23-7, Chương trình “Đắk Nông - mùa bơ chín” năm 2018 sẽ diễn ra gồm 5 sự kiện chính: Khai mạc, bế mạc; hội thảo phát triển bơ bền vững; hội chợ thương mại kết nối cung cầu bơ và các sản phẩm nông nghiệp; hội thi trái bơ ngon và tham quan, trải nghiệm các mô hình nông nghiệp. Đây là sự kiện tôn vinh trái bơ lần đầu tiên được tổ chức tại Đắk Nông nhằm mục tiêu quảng bá sản phẩm bơ Đắk Nông đến người tiêu dùng; nâng cao giá trị trái bơ đối với người sản xuất và kinh doanh; để doanh nghiệp, nông dân tìm kiếm cơ hội hợp tác sản xuất, thu mua, chế biến; tìm kiếm và tuyển chọn những giống bơ ngon, chất lượng, năng suất cao làm giống đầu dòng; đồng thời kết hợp quảng bá, giới thiệu hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Đắk Nông nhằm xúc tiến kêu gọi đầu tư vào những lĩnh vực thế mạnh của địa phương.