Bộ Công an kiểm tra việc tổ chức thi hành pháp luật và xử lý vi phạm hành chính tại Công an TPHCM

Ngày 11-6, Đoàn kiểm tra Bộ Công an đã có buổi làm việc nhằm kiểm tra công tác tổ chức thi hành pháp luật (THPL) và quản lý về xử lý vi phạm hành chính (VPHC) tại Công an TPHCM.

Thiếu tướng Trần Nguyên Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an - Trưởng đoàn kiểm tra phát biểu chỉ đạo
Thiếu tướng Trần Nguyên Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an - Trưởng đoàn kiểm tra phát biểu chỉ đạo

Phát biểu tại buổi làm việc, Thiếu tướng Trần Nguyên Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp (V03), Bộ Công an - Trưởng đoàn kiểm tra ghi nhận, đánh giá cao công tác chuẩn bị, phối hợp, cũng như kết quả triển khai thực hiện các công tác thuộc nội dung kiểm tra của Công an TPHCM và các đơn vị được kiểm tra.

Thiếu tướng Trần Nguyên Quân nhấn mạnh, việc kiểm tra nhằm đánh giá chính xác, khách quan, toàn diện thực hiện công tác tổ chức THPL và quản lý về xử lý VPHC; làm rõ kết quả đạt được, biểu dương và nhân rộng những điển hình tiên tiến, cách làm hay, sáng tạo; đồng thời, chỉ ra hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc, thiếu sót, vi phạm trong quá trình làm nhiệm vụ và nguyên nhân; để từ đó có kiến nghị, đề xuất biện pháp, giải pháp.

Theo Công an TPHCM, từ ngày 1-1-2023 đến 30-4-2024, công tác THPL và quản lý về xử lý VPHC đạt được một số kết quả nhất định. Công an TPHCM tăng cường công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình tội phạm toàn diện trong từng lĩnh vực, địa bàn và ngay từ cơ sở.

Công an TPHCM chú trọng việc phòng ngừa, răn đe, đấu tranh với tội phạm hoạt động băng nhóm, tổ chức; tội phạm liên quan “tín dụng đen”, đòi nợ thuê “núp bóng” công ty tài chính, công ty luật; tội phạm về ma túy, kinh tế, tham nhũng, buôn lậu... Qua đó, công an đã xác lập, khám phá nhiều chuyên án lớn.

z5528269012341_5888d8744da7df69ea64fc2254a1f994.jpg
Thiếu tướng Trần Đức Tài, Phó Giám đốc Công an TPHCM phát biểu tại buổi làm việc

Công an TPHCM tập trung nguồn lực triển khai hiệu quả cao điểm về cấp CCCD, tài khoản định danh điện tử; đẩy mạnh triển khai các dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công an theo thẩm quyền; công tác làm sạch dữ liệu dân cư đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống” và ứng dụng hiệu quả kết quả của Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” vào công tác.

Cơ quan THAHS Công an TPHCM và công an cấp huyện thường xuyên phối hợp với tòa án, viện kiểm sát, chính quyền địa phương theo dõi, giám sát, quản lý người có án phạt tù còn ngoài xã hội, người đang chấp hành hình phạt địa phương.

Tin cùng chuyên mục