Bình Phước: Xuất hiện trở lại nhiều trường hợp uốn ván sơ sinh

Ngày 23-8, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước (CDC Bình Phước) cho biết, trên địa bàn vừa xuất hiện trở lại một số trường hợp bệnh uốn ván sơ sinh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Cán bộ y tế huyện Đồng Phú khảo sát, ghi nhận trường hợp bé gái X.Y.D (sinh ngày 27-6-2023, dân tộc Mông) được xác định mắc bệnh uốn ván sơ sinh tại ấp Pa Pếch, xã Tân Hưng

Cán bộ y tế huyện Đồng Phú khảo sát, ghi nhận trường hợp bé gái X.Y.D (sinh ngày 27-6-2023, dân tộc Mông) được xác định mắc bệnh uốn ván sơ sinh tại ấp Pa Pếch, xã Tân Hưng

Trên địa bàn tỉnh gần đây xảy ra 3 trường hợp uốn ván sơ sinh. Trong đó, trường hợp tại huyện Bù Đốp là đồng bào S’tiêng; hai trường hợp tại huyện Đồng Phú là đồng bào Mông đến Bình Phước làm việc thời vụ, thường xuyên thay đổi nơi làm việc và chỗ ở. Nguyên nhân là do khó khăn trong quản lý đối tượng tiêm chủng mở rộng. Một số xã vùng sâu vùng xa, xã có đông đồng bào DTTS sinh sống thực hiện chưa tốt việc tiêm chủng mở rộng đối với phụ nữ và trẻ em.

Nơi ở của bé trai L.A.V, (sinh ngày 3-7-2023, dân tộc Mông, tại khu tập thể Nông trường cao su Lam Sơn 1, ấp Lam Sơn, xã Tân Phước, huyện Đồng Phú) được xác định mắc bệnh uốn ván sơ sinh

Nơi ở của bé trai L.A.V, (sinh ngày 3-7-2023, dân tộc Mông, tại khu tập thể Nông trường cao su Lam Sơn 1, ấp Lam Sơn, xã Tân Phước, huyện Đồng Phú) được xác định mắc bệnh uốn ván sơ sinh

Trong năm 2023, CDC Bình Phước đề nghị Trung tâm Y tế 2 huyện Đồng Phú và Bù Đốp khẩn trương điều tra, thu thập thông tin, phát hiện xử lý ca uốn ván sơ sinh xảy ra tại địa phương theo đúng quy định; đẩy mạnh tuyên truyền và xử lý triệt để tình trạng sinh tại nhà, mụ vườn và các cơ sở y tế không được cấp giấy phép hoạt động. Trung tâm Y tế hai huyện Đồng Phú và Bù Đốp tăng cường tiêm chủng ngoài trạm đối với các xã có địa bàn đi lại khó khăn, đông đồng bào DTTS sinh sống, nhưng phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện đối với điểm tiêm chủng ngoài trạm. CDC Bình Phước hỗ trợ vaccine và vật tư tiêm chủng.

Theo CDC Bình Phước, trung bình mỗi năm trên địa bàn tỉnh phát hiện từ 1 đến 2 trường hợp mắc bệnh uốn ván. Tuy nhiên, đây là con số nằm trong tỷ lệ cho phép của quy định chung về căn bệnh này là 1/1.000 trẻ sơ sinh. Cả 2 huyện trên đều có số ca mắc cao hơn mức quy định về tỷ lệ dân cư.

Tin cùng chuyên mục