Bình Phước: Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Bù Đăng cùng Lễ hội “Vang mãi Tiếng chày trên sóc Bom Bo”

Chiều 24-10, UBND huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước tổ chức họp báo công bố các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng huyện Bù Đăng (14-12-1974 – 14-12-2024) và Lễ hội “Vang mãi Tiếng chày trên sóc Bom Bo”.

MOI.jpg
Quang cảnh buổi họp báo

Tham dự họp báo có các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương.

Theo kế hoạch, Lễ hội “Vang mãi Tiếng chày trên sóc Bom Bo” năm 2024 diễn ra trong 3 ngày, từ 8 đến 10-11, tại Khu Bảo tồn Văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng.

moi 2.jpg
Phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí tham dự họp báo

Lễ hội với các hoạt động như: Hội nghị “Khởi nghiệp du lịch” - công bố kết nối tour du lịch trong và ngoài tỉnh; các hoạt động vui chơi; triển lãm, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; lễ hội “Kết bạn cộng đồng” của người S’tiêng; trình diễn hòa tấu 50 bộ đàn đá; chạy việt dã xung quanh đồi Xuân Hồng với chủ đề “Đường về sóc Bom Bo”; lễ hội ẩm thực; lễ chính “Đêm hội Bom Bo” và bế mạc Lễ hội 2024.

- 4.JPG
Nhà báo Trần Văn Phong, Trưởng Văn phòng đại diện Báo Sài Gòn Giải Phóng Khu vực Đông Nam bộ đặt câu hỏi tại buổi họp báo

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Nguyễn Văn Lưu, Phó Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng, cho biết, "Đêm hội Bom Bo" với sự chuẩn bị chương trình nghệ thuật công phu, hoành tráng và sự tham gia của các ca sĩ, nghệ sĩ đến từ Hà Nội và TPHCM cùng hàng trăm diễn viên, sẽ tái hiện lại hình ảnh giã gạo nuôi quân, đánh giặc giữ nước của đồng bào dân tộc S’tiêng.

Lễ hội “Vang mãi Tiếng chày trên sóc Bom Bo” không chỉ mang ý nghĩa quảng bá tiềm năng du lịch mà còn góp phần từng bước thực hiện có hiệu quả việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện; kêu gọi sự quan tâm, đầu tư của các doanh nghiệp… góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân. Đồng thời, qua các hoạt động của lễ hội, nhằm tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng, lòng tự hào dân tộc, đạo lý uống nước nhớ nguồn và tạo không khí vui tươi phấn khởi, cổ vũ động viên Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tiếp tục thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.

_MG_0051.JPG
Ông Nguyễn Văn Lưu, Phó Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng phát biểu tại họp báo
- 6.jpg
Một góc Khu Bảo tồn Văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo

Địa danh sóc Bom Bo - một hậu phương vững chắc của cách mạng, trong chiến tranh, đồng bào S’tiêng bản địa nơi đây ngày đêm giã gạo nuôi quân; sẵn sàng ăn củ rừng để nhường gạo, ăn tro để nhường muối cho bộ đội.

Xuất phát từ tấm lòng yêu nước đó, nhạc sĩ Xuân Hồng đã viết lên ca khúc Tiếng chày trên sóc Bom Bo đi vào lòng người của bao thế hệ người Việt.

Tin cùng chuyên mục