Các đại biểu tham dự hội nghị |
Ông Phạm Thụy Luân, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh cho biết, thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản, nghị quyết nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp điều xây dựng vùng nguyên liệu, phát triển sản xuất. Hiện trên địa bàn tỉnh có 10 hợp tác xã xây dựng chuỗi liên kết với doanh nghiệp, với 3.000ha được chứng nhận hữu cơ Mỹ, EU.
Tỉnh đã triển khai 17 đề án khuyến công, hỗ trợ 61 cơ sở công nghiệp nông thôn với kinh phí hơn 96 tỷ đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 35.000ha điều tái canh, trồng mới với giống có năng suất đạt từ 2,5 tấn/ha trở lên. Tuy nhiên năng suất bình quân cây điều chưa đạt mục tiêu đề ra. Đáng chú ý, hơn 70.000ha điều thuộc đất ít thích nghi, không thích nghi; 6.000ha điều không được chăm sóc đúng quy trình. Bên cạnh đó, vấn đề biến đổi khí hậu, giá điều thấp, liên kết phát triển vùng nguyên liệu kém… đã ảnh hưởng tới năng suất, sự phát triển của ngành điều.
Sản xuất, chế biến hạt điều tại Công ty TNHH Vinahe, thị xã Phước Long |
Thời gian tới, tỉnh tập trung xây dựng vùng nguyên liệu, chuỗi liên kết, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào phát triển cây điều; đồng thời sắp xếp lại các doanh nghiệp chế biến điều theo hướng quy mô lớn, có thiết bị, công nghệ hiện đại, sản phẩm chất lượng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Bình Phước là thủ phủ điều của cả nước với hơn 150.000ha. Địa phương này hiện có hơn 100 doanh nghiệp và hơn 400 cơ sở chế biến, sản xuất hạt điều. Cây điều góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 50.000 lao động. Nông dân đang sống nhờ kinh tế vườn điều khoảng 75.000 hộ, trong đó phần lớn là đồng bào các dân tộc thiểu số.