Trong không khí trang nghiêm, long trọng buổi sáng 16-9-2020, chính quyền cùng người dân tỉnh Bình Định đã tổ chức dâng hương, hoa để tưởng nhớ ngày giỗ của Hoàng đế Quang Trung - vị anh hùng áo vải cờ đào từng đánh bại 29 vạn quân Thanh và là vị vua thứ 2 Nhà Tây Sơn
Các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Bình Định cùng với tập thể lãnh đạo thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) thành kính dâng hoa tưởng niệm tại lễ Giỗ Hoàng đế Quang Trung
Người dân tỉnh Bình Định lần lượt đến dâng hương để tưởng nhớ ngày giỗ của Hoàng đế Quang Trung
Hàng năm cứ đến ngày giỗ vua Quang Trung, bà Nguyễn Thị Hường (89 tuổi, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn) vẫn đến để dâng hương tưởng nhớ đến công lao của vị anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ. Bà Hường chia sẻ: "Trước kia, người dân còn khó khăn nên ngày giỗ vua thường rất đơn giản, nhà nhà đều lập bàn thờ để thắp hương khi đến ngày giỗ vua. Bây giờ điều kiện kinh tế địa phương đã phát triển nên lễ giỗ vua Quang Trung được tổ chức long trọng, trang nghiêm và lớn hơn..."
Theo UBND tỉnh Bình Định, Hoàng đế Quang Trung không chỉ là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc bách chiến bách thắng, mà còn là nhà cai trị tài giỏi. Ông đã đưa ra nhiều chính sách cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ sinh ngày 5-5-1753 mất vào ngày 16-9-1792
Dâng hoa tại lễ giỗ Hoàng đế Quang Trung trước Đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt
Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy Bình Định dâng hương tưởng nhớ đến Hoàng đế Quang Trung
Ngày giỗ Hoàng đế Quang Trung là dịp để chính quyền, nhân dân Bình Định ôn lại truyền thống quật khởi hào hùng của phong trào nông dân Tây Sơn. Qua đó, góp phần động viên giáo dục các tầng lớp nhân dân, thế hệ trẻ hôm nay về lòng tự hào dân tộc, phát huy truyền thống yêu nước, ra sức xây dựng quê hương giàu đẹp hơn
Đông đảo người dân, lãnh đạo hai tỉnh Bình Định, Gia Lai cùng đến dự lễ giỗ Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ
Năm 1978 tại làng Kiên Mỹ, xã Bình Thành (huyện Tây Sơn), tỉnh Bình Định đã tổ chức khánh thành Bảo tàng Quang Trung (rộng khoảng 10ha) nơi lưu giữ trên 11.000 hiện vật quan trọng liên quan đến khởi nghĩa Tây Sơn và 3 anh em họ Nguyễn. Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt được xây dựng trên nền nhà cũ của ba em nhà Tây Sơn, với diện tích lên tới 2.325m2
Tấm bia tại di tích giếng nước xưa trong khuôn viên Bảo tàng Quang Trung
Cho đến nay, trong khu vườn cũ của gia đình nhà vua Quang Trung vẫn còn lưu giữ 2 di tích cực kỳ quý giá: giếng nước xưa (làm bằng đá ong) và cây me cổ thụ, tương truyền lại là có từ thời Hồ Phi Phúc (thân sinh của ba anh em nhà Tây Sơn). Người nơi đất võ Bình Định thường quan niệm uống nước giếng xưa trong khuôn viên Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt sẽ được bình an, bệnh tật được giải trừ
Tương truyền, tại vùng đồng có tục danh Đá Đen bên bờ sông Côn (thuộc thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn) là bãi tập trận của nghĩa quân Tây Sơn ngày nào. Ngày nay, nhiều đêm người dân địa phương vẫn thường nghe thấy tiếng vó ngựa, tướng sĩ hò reo ở đồng Đá Đen