Mới đây, ngư dân Phạm Minh Vương (36 tuổi, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, Bình Định), chủ tàu cá vỏ thép BĐ 99144-TS đóng mới theo Nghị định 67 (NĐ 67) thông tin với Báo SGGP về việc tàu của anh liên tục gặp sự cố hỏng máy, thiết bị đánh bắt… khi mới hạ thủy ra khơi được 25 ngày; đây là tàu cá vỏ thép thứ 20 đóng theo NĐ 67 gặp sự cố tại tỉnh Bình Định.
Theo anh Vương, vào cuối tháng 7-2016, anh vay ngân hàng gần 21 tỷ đồng để đóng mới tàu vỏ thép theo chủ trương của NĐ 67. Công ty TNHH MTV Nam Triệu là đơn vị nhận đóng tàu cho anh; tàu có công suất 880CV, hạ thủy vào 15-1-2017. Thế nhưng, tàu vừa ra khơi được 10 ngày thì gặp sự cố, sắt thép, gọng lưới… bị gãy, hư hỏng đồng bộ. Chuyến thứ 2 (16-4-2017), ra biển được 2 ngày thì tàu bị hư máy phát điện chính; 3 hôm sau, vỡ luôn ống nước máy chính do ống thép thiết kế quá mỏng, hỏng 2 máy phát điện (1 khắc phục được, 1 cái khác không thể khắc phục được)…
Anh Vương bức xúc: “Trong hợp đồng với Công ty Nam Triệu ghi rõ, mỗi máy phát điện chạy được 150 bóng đèn, 2 máy chịu được 300 bóng. Thế nhưng khi lắp đặt, công ty chỉ định mỗi máy chỉ được lắp 110 bóng, như vậy là sai hợp đồng. Máy hư hỏng, khiến việc đánh bắt thất thu, lỗ gần 500 triệu đồng…”.
Như vậy, tính đến nay, ngoài 18 chủ tàu ở Bình Định đồng loạt phát đơn kiến nghị về việc tàu mình mới vừa hạ thủy, đánh bắt đã hư hỏng, gỉ sét, thì có thêm tàu của anh Vương và tàu BĐ 99939-TS (bị chìm vào tháng 11-2016, của ông Nguyễn Thư, xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn) bị hư hỏng.
Theo anh Vương, vào cuối tháng 7-2016, anh vay ngân hàng gần 21 tỷ đồng để đóng mới tàu vỏ thép theo chủ trương của NĐ 67. Công ty TNHH MTV Nam Triệu là đơn vị nhận đóng tàu cho anh; tàu có công suất 880CV, hạ thủy vào 15-1-2017. Thế nhưng, tàu vừa ra khơi được 10 ngày thì gặp sự cố, sắt thép, gọng lưới… bị gãy, hư hỏng đồng bộ. Chuyến thứ 2 (16-4-2017), ra biển được 2 ngày thì tàu bị hư máy phát điện chính; 3 hôm sau, vỡ luôn ống nước máy chính do ống thép thiết kế quá mỏng, hỏng 2 máy phát điện (1 khắc phục được, 1 cái khác không thể khắc phục được)…
Anh Vương bức xúc: “Trong hợp đồng với Công ty Nam Triệu ghi rõ, mỗi máy phát điện chạy được 150 bóng đèn, 2 máy chịu được 300 bóng. Thế nhưng khi lắp đặt, công ty chỉ định mỗi máy chỉ được lắp 110 bóng, như vậy là sai hợp đồng. Máy hư hỏng, khiến việc đánh bắt thất thu, lỗ gần 500 triệu đồng…”.
Như vậy, tính đến nay, ngoài 18 chủ tàu ở Bình Định đồng loạt phát đơn kiến nghị về việc tàu mình mới vừa hạ thủy, đánh bắt đã hư hỏng, gỉ sét, thì có thêm tàu của anh Vương và tàu BĐ 99939-TS (bị chìm vào tháng 11-2016, của ông Nguyễn Thư, xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn) bị hư hỏng.