Bình Định: Đào đãi vàng trái phép gây ô nhiễm trầm trọng

(SGGP).- Tại xã Ân Nghĩa (huyện Hoài Ân, Bình Định), mỗi ngày có hàng trăm người dân địa phương vào các khu vực như Kim Sơn, Hố Cọp, Hố Cấm,... để đào đãi vàng trái phép. Mặc dù nạn đào đãi vàng này chỉ cách Trụ sở UBND xã Ân Nghĩa chưa đầy 1km nhưng các cơ quan chức năng vẫn không thể ra tay xử lý triệt để được.
Bình Định: Đào đãi vàng trái phép gây ô nhiễm trầm trọng

(SGGP).- Tại xã Ân Nghĩa (huyện Hoài Ân, Bình Định), mỗi ngày có hàng trăm người dân địa phương vào các khu vực như Kim Sơn, Hố Cọp, Hố Cấm,... để đào đãi vàng trái phép. Mặc dù nạn đào đãi vàng này chỉ cách Trụ sở UBND xã Ân Nghĩa chưa đầy 1km nhưng các cơ quan chức năng vẫn không thể ra tay xử lý triệt để được.

Ông Nguyễn Minh Chánh, Trưởng Công an xã Ân Nghĩa-cho biết, những người tham gia đào đãi vàng chủ yếu là dân địa phương nên khi có đợt truy quét thì họ lẩn tránh vào rừng, sau đó lại xuất hiện tiếp tục đào bới, đục đẽo khi các đội truy quét rút đi.

Nước thải từ quá trình tách vàng thủ công tại xã Ân Nghĩa chảy ra các sông, suối gây ô nhiễm môi trường.

Nước thải từ quá trình tách vàng thủ công tại xã Ân Nghĩa chảy ra các sông, suối gây ô nhiễm môi trường.

Điều đáng nói là việc đào bới, khoét núi để lấy đất đãi vàng khiến khu vực này có nguy cơ sụt lún, sạt lở đất rất cao và ruộng đồng, các hồ thủy lợi gần đó… đã bị bồi lấp làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của nhân dân.

Đáng ngại nhất là chất thủy ngân dùng trong quá trình tách vàng bị thải ra theo các khe suối chảy xuống núi, gây ô nhiễm nguồn nước tại địa phương. Tình trạng kéo dài từ nhiều năm qua khiến các hộ dân sống gần các bãi vàng này rất bức xúc.

H.Trọng

Tin cùng chuyên mục