Dù đóng góp không nhỏ vào hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân, nhưng y tế tư nhân dường như vẫn chưa được xem là một trong những thành phần quan trọng của hệ thống y tế chung, dẫn tới khó khăn trong hoạt động.
Mới đây, tại cuộc gặp gỡ của Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội BV tư nhân Việt Nam đã bày tỏ bức xúc khi cho rằng y tế tư nhân đang phải chịu không ít sự bất bình đẳng về cơ chế chính sách. Thậm chí nhiều cơ chế, chính sách lĩnh vực y tế vẫn còn là rào cản đối với hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. Tại không ít địa phương, việc đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân vào lĩnh vực y tế chưa được khuyến khích, chưa có cơ chế ưu đãi. Cùng với đó, các chính sách về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT), thanh quyết toán BHYT cũng chưa được thực hiện rộng rãi tại các BV, cơ sở y tế ngoài công lập. Cá biệt có những nơi BV công cùng hạng tương đương với BV tư nhân nhưng số lượng thẻ BHYT được phân hàng năm lớn gấp 3-4 lần.
Việc chưa công bằng giữa y tế tư nhân với y tế công lập đã ảnh hưởng đến môi trường đầu tư lĩnh vực y tế, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Hiện nay, số giường bệnh ở BV tư nhân mới chỉ chiếm 10% trong tổng số giường bệnh của cả nước và công suất sử dụng giường bệnh trong các BV tư nhân chỉ khoảng 50% so với trên 100% của nhiều BV công. Ngoài ra, cơ sở khám chữa bệnh tư nhân ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với cơ quan BHXH so với các cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước vẫn còn thấp, chỉ khoảng 20%.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự bất bình bẳng trên, song không khó nhận ra rằng hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân lâu nay còn nhiều bất cập liên quan tới chất lượng dịch vụ y tế, khiến người dân bức xúc. Trong đó, nhiều cơ sở y tế tư nhân thường xuyên vi phạm các quy định của pháp luật và Bộ Y tế về khám chữa bệnh, để xảy ra không ít vụ tai biến nguy hiểm chết người, gây hoang mang, phẫn nộ trong xã hội. Thậm chí, không ít cơ sở khám chữa bệnh tư nhân được tin tưởng thực hiện khám chữa bệnh BHYT cũng có những chiêu trò để trục lợi, lạm dụng quỹ BHYT. Minh chứng vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng đoàn công tác tiến hành kiểm tra đột xuất 5 phòng khám tư nhân tại Hà Nội và TPHCM thì phát hiện tới 4 phòng khám có hàng loạt vi phạm, trong số này 2 phòng khám bị yêu cầu đóng cửa do vi phạm nghiêm trọng.
Tại buổi làm việc cuối tuần qua của đoàn khảo sát Ban chỉ đạo Nhà nước với Bộ Y tế về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chỉ rõ, tự chủ của các BV gắn với xã hội hóa là cần thiết nhưng phải rành mạch về công - tư, không được công - tư lẫn lộn, cũng như không được phân biệt BV công và BV tư. Thiết nghĩ, để các cơ sở y tế tư nhân bình đẳng với công lập, cũng như trở thành thành phần quan trọng trong mạng lưới y tế chung cả nước, đòi hỏi bản thân các cơ sở y tế ngoài công lập phải thực sự thay đổi trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, lấy người bệnh cũng như sự hài lòng của người bệnh là mục tiêu phát triển. Đồng thời, Chính phủ, Bộ Y tế, BHXH và các địa phương cần sớm có những cơ chế, chính sách giải quyết tháo gỡ vướng mắc cho hoạt động của y tế tư nhân, tạo môi trường bình đẳng giữa hệ thống y tế nhà nước và tư nhân để nâng cao chất lượng các dịch vụ khám chữa bệnh, phục vụ tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.
Mới đây, tại cuộc gặp gỡ của Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội BV tư nhân Việt Nam đã bày tỏ bức xúc khi cho rằng y tế tư nhân đang phải chịu không ít sự bất bình đẳng về cơ chế chính sách. Thậm chí nhiều cơ chế, chính sách lĩnh vực y tế vẫn còn là rào cản đối với hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. Tại không ít địa phương, việc đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân vào lĩnh vực y tế chưa được khuyến khích, chưa có cơ chế ưu đãi. Cùng với đó, các chính sách về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT), thanh quyết toán BHYT cũng chưa được thực hiện rộng rãi tại các BV, cơ sở y tế ngoài công lập. Cá biệt có những nơi BV công cùng hạng tương đương với BV tư nhân nhưng số lượng thẻ BHYT được phân hàng năm lớn gấp 3-4 lần.
Việc chưa công bằng giữa y tế tư nhân với y tế công lập đã ảnh hưởng đến môi trường đầu tư lĩnh vực y tế, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Hiện nay, số giường bệnh ở BV tư nhân mới chỉ chiếm 10% trong tổng số giường bệnh của cả nước và công suất sử dụng giường bệnh trong các BV tư nhân chỉ khoảng 50% so với trên 100% của nhiều BV công. Ngoài ra, cơ sở khám chữa bệnh tư nhân ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với cơ quan BHXH so với các cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước vẫn còn thấp, chỉ khoảng 20%.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự bất bình bẳng trên, song không khó nhận ra rằng hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân lâu nay còn nhiều bất cập liên quan tới chất lượng dịch vụ y tế, khiến người dân bức xúc. Trong đó, nhiều cơ sở y tế tư nhân thường xuyên vi phạm các quy định của pháp luật và Bộ Y tế về khám chữa bệnh, để xảy ra không ít vụ tai biến nguy hiểm chết người, gây hoang mang, phẫn nộ trong xã hội. Thậm chí, không ít cơ sở khám chữa bệnh tư nhân được tin tưởng thực hiện khám chữa bệnh BHYT cũng có những chiêu trò để trục lợi, lạm dụng quỹ BHYT. Minh chứng vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng đoàn công tác tiến hành kiểm tra đột xuất 5 phòng khám tư nhân tại Hà Nội và TPHCM thì phát hiện tới 4 phòng khám có hàng loạt vi phạm, trong số này 2 phòng khám bị yêu cầu đóng cửa do vi phạm nghiêm trọng.
Tại buổi làm việc cuối tuần qua của đoàn khảo sát Ban chỉ đạo Nhà nước với Bộ Y tế về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chỉ rõ, tự chủ của các BV gắn với xã hội hóa là cần thiết nhưng phải rành mạch về công - tư, không được công - tư lẫn lộn, cũng như không được phân biệt BV công và BV tư. Thiết nghĩ, để các cơ sở y tế tư nhân bình đẳng với công lập, cũng như trở thành thành phần quan trọng trong mạng lưới y tế chung cả nước, đòi hỏi bản thân các cơ sở y tế ngoài công lập phải thực sự thay đổi trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, lấy người bệnh cũng như sự hài lòng của người bệnh là mục tiêu phát triển. Đồng thời, Chính phủ, Bộ Y tế, BHXH và các địa phương cần sớm có những cơ chế, chính sách giải quyết tháo gỡ vướng mắc cho hoạt động của y tế tư nhân, tạo môi trường bình đẳng giữa hệ thống y tế nhà nước và tư nhân để nâng cao chất lượng các dịch vụ khám chữa bệnh, phục vụ tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.