Tại hội nghị công bố các quyết định nhân sự của Bộ Chính trị đối với TPHCM, được phân công giữ trọng trách là người lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ TPHCM, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, đã có bài phát biểu quan trọng trước Ban Chấp hành Đảng bộ.
Khi nói về đạo đức công vụ của đội ngũ những cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và bộ máy chính quyền các cấp, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nói: “Là cán bộ của Đảng phải tôn trọng, biết sợ kỷ luật của Đảng; là công chức, viên chức, cán bộ phải biết lắng nghe dân, biết sợ khi dân không hài lòng; phải lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mình”.
Trong thực tế, ở chỗ này chỗ kia, lúc này, lúc khác đã có nhiều cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan hành chính nhà nước khi tiếp xúc, giải quyết các công việc của dân, đã không ít lần làm cho người dân buồn lòng, bức xúc và cả phẫn nộ vì thái độ không đúng mực, vì những hành vi nhũng nhiễu, vòi vĩnh, tiêu cực. Ở đâu cũng nghe người dân ta thán về những chuyện khi đến các cơ quan công quyền bị cán bộ, công chức hạch hỏi, quát nạt, bị trả lại hồ sơ vì những lý do không chính đáng, bị hẹn lần hẹn nữa, kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ hành chính. Có tình trạng cán bộ làm khó dân, tự đặt thêm thủ tục hành chính để vòi vĩnh, đặt giá, hoặc giới thiệu các đơn vị làm dịch vụ với giá cao để chia nhau phần chênh lệch. Nếu chịu chi thêm những khoản “phí dịch vụ” này, hồ sơ sẽ được làm nhanh, không phải đi lại nhiều lần… Còn nhiều hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực khác mà người dân thường gọi là “tham nhũng vặt”, nó tồn tại như là chuyện đương nhiên, muốn xong việc, muốn không bị phiền hà thì phải chi. Sự mặc nhiên đó tiến đến một bước xa hơn là sự cấu kết của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức giữa các đơn vị, các ngành với nhau, tạo thành một nhóm lợi ích để thao túng, tìm cách làm sai quy định, lách luật để hưởng lợi.
Biểu hiện của những hành vi trên trong nhiều năm qua được báo chí và người dân mạnh dạn chỉ ra ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương. Trong đó, phổ biến là ở ngành thuế, hải quan, tài nguyên và môi trường, tài chính, xây dựng, tư pháp, giáo dục và đào tạo… Người dân và doanh nghiệp rất bức xúc và không hài lòng về những hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu trên nhưng không biết kêu ai, chấp nhận như kiểu “sống chung với lũ” và vô tình trở thành người tiếp tay cho tiêu cực, tham nhũng.
Thông điệp mà đồng chí Nguyễn Thiện Nhân đưa ra khi nhận trọng trách là người lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ TPHCM như lời cảnh tỉnh, nhắc nhở và cả răn đe đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, bộ máy chính quyền các cấp. Mỗi người nếu không thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện mình, không tự nghiêm khắc với chính mình từ những hành vi nhỏ nhất thì sẽ dễ dàng làm cho người dân không hài lòng. Tất cả việc gì cũng có cái ngưỡng của nó và khi đã vượt quá giới hạn cho phép, ắt sẽ phải trả một cái giá tương xứng.
Mất lòng tin là mất tất cả. Đừng để người dân không hài lòng từ những chuyện nhỏ mà dẫn đến mất lòng tin vào cả bộ máy chính quyền và hệ thống chính trị, có khi xa hơn là mất lòng tin ở Nhà nước và chế độ.
Khi nói về đạo đức công vụ của đội ngũ những cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và bộ máy chính quyền các cấp, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nói: “Là cán bộ của Đảng phải tôn trọng, biết sợ kỷ luật của Đảng; là công chức, viên chức, cán bộ phải biết lắng nghe dân, biết sợ khi dân không hài lòng; phải lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mình”.
Trong thực tế, ở chỗ này chỗ kia, lúc này, lúc khác đã có nhiều cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan hành chính nhà nước khi tiếp xúc, giải quyết các công việc của dân, đã không ít lần làm cho người dân buồn lòng, bức xúc và cả phẫn nộ vì thái độ không đúng mực, vì những hành vi nhũng nhiễu, vòi vĩnh, tiêu cực. Ở đâu cũng nghe người dân ta thán về những chuyện khi đến các cơ quan công quyền bị cán bộ, công chức hạch hỏi, quát nạt, bị trả lại hồ sơ vì những lý do không chính đáng, bị hẹn lần hẹn nữa, kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ hành chính. Có tình trạng cán bộ làm khó dân, tự đặt thêm thủ tục hành chính để vòi vĩnh, đặt giá, hoặc giới thiệu các đơn vị làm dịch vụ với giá cao để chia nhau phần chênh lệch. Nếu chịu chi thêm những khoản “phí dịch vụ” này, hồ sơ sẽ được làm nhanh, không phải đi lại nhiều lần… Còn nhiều hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực khác mà người dân thường gọi là “tham nhũng vặt”, nó tồn tại như là chuyện đương nhiên, muốn xong việc, muốn không bị phiền hà thì phải chi. Sự mặc nhiên đó tiến đến một bước xa hơn là sự cấu kết của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức giữa các đơn vị, các ngành với nhau, tạo thành một nhóm lợi ích để thao túng, tìm cách làm sai quy định, lách luật để hưởng lợi.
Biểu hiện của những hành vi trên trong nhiều năm qua được báo chí và người dân mạnh dạn chỉ ra ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương. Trong đó, phổ biến là ở ngành thuế, hải quan, tài nguyên và môi trường, tài chính, xây dựng, tư pháp, giáo dục và đào tạo… Người dân và doanh nghiệp rất bức xúc và không hài lòng về những hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu trên nhưng không biết kêu ai, chấp nhận như kiểu “sống chung với lũ” và vô tình trở thành người tiếp tay cho tiêu cực, tham nhũng.
Thông điệp mà đồng chí Nguyễn Thiện Nhân đưa ra khi nhận trọng trách là người lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ TPHCM như lời cảnh tỉnh, nhắc nhở và cả răn đe đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, bộ máy chính quyền các cấp. Mỗi người nếu không thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện mình, không tự nghiêm khắc với chính mình từ những hành vi nhỏ nhất thì sẽ dễ dàng làm cho người dân không hài lòng. Tất cả việc gì cũng có cái ngưỡng của nó và khi đã vượt quá giới hạn cho phép, ắt sẽ phải trả một cái giá tương xứng.
Mất lòng tin là mất tất cả. Đừng để người dân không hài lòng từ những chuyện nhỏ mà dẫn đến mất lòng tin vào cả bộ máy chính quyền và hệ thống chính trị, có khi xa hơn là mất lòng tin ở Nhà nước và chế độ.