Biệt phủ chân chính
Anh Nguyễn Công Hoan (39 tuổi, ngụ xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới) tự hào nói về căn nhà hơn 7 tỷ đồng đang hoàn thiện bên bờ biển Đông là công sức của việc cần cù lao động trên 2 chiếc tàu đánh bắt xa bờ ở vùng biển Hoàng Sa (Đà Nẵng). Anh kể: “Ngày xưa các thế hệ cha ông ở trong căn nhà cỏ rười, đi biển bằng tàu thuyền thô sơ. Hồi nhỏ tôi cũng biết nhà cỏ rười, rồi xây nhà cấp 4 thấp trệt trên cát. Ước mơ làm sao sau này làm ăn được, xây dựng cho mình gác nhà khang trang để phụng dưỡng cha mẹ…”.
Anh Nguyễn Công Hoan (39 tuổi, ngụ xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới) tự hào nói về căn nhà hơn 7 tỷ đồng đang hoàn thiện bên bờ biển Đông là công sức của việc cần cù lao động trên 2 chiếc tàu đánh bắt xa bờ ở vùng biển Hoàng Sa (Đà Nẵng). Anh kể: “Ngày xưa các thế hệ cha ông ở trong căn nhà cỏ rười, đi biển bằng tàu thuyền thô sơ. Hồi nhỏ tôi cũng biết nhà cỏ rười, rồi xây nhà cấp 4 thấp trệt trên cát. Ước mơ làm sao sau này làm ăn được, xây dựng cho mình gác nhà khang trang để phụng dưỡng cha mẹ…”.
Năm 2011, anh Hoan bàn bạc với gia đình vay gần 20 tỷ đồng đóng tàu lớn đi biển Hoàng Sa. Sau 2 năm làm ăn thuận lợi, anh đã trả hết nợ gốc và lãi. Trung bình mỗi năm tổng doanh thu của gia đình anh hơn 10 tỷ đồng, có chuyến biển anh thu được mẻ cá cả tỷ đồng. Tích cóp dần, vợ chồng anh xây căn nhà hơn 7 tỷ đồng. Cả làng nói đó là biệt phủ. Anh Hoan mời tôi vào thăm căn nhà đang hoàn thiện. “Chòm xóm nói là nhà của đại gia, một biệt phủ lừng lững, ai cũng thích. Đều từ đi biển mà thành. Từ từng con cá, từng mẻ lưới. Xây lên để cả nhà cùng ở, cùng làm việc để sau này đi biển bớt đi lo toan ở nhà mưa bão không còn cảnh dột nát” - Hoan cười bẽn lẽn nói.
Ngư dân Trần H. (xã Đức Trạch huyện Bố Trạch) ngồi trong căn nhà mới xây gần 5 tỷ đồng, nói: “Trước đây đi biển thuyền bè đơn sơ, ngày nay tàu cá đóng lớn, tuy đi dài ngày vất vả nhưng cố công thì làm nhà vài tỷ đồng là chuyện trong tầm tay. Nhà tui đây sau 2 năm trả nợ tiền đóng tàu và đi biển đúng 3 năm là có tiền làm, sắm sanh vật dụng hiện đại”. Ông Nguyễn Tuấn A., ngụ xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, dẫn tôi đi một vòng quanh xóm chỉ: “Nhà tôi vừa làm hơn 3 tỷ đồng, nhà ông T. vừa làm cũng vượt 4 tỷ đồng. Xóm này khang trang lên nhờ đi biển chứ đất đai nông nghiệp thì không có. Bây chừ đi biển có sức vóc, dám làm thì nhà cửa cứ mỗi căn 3-5 tỷ là chuyện bà con xóm làng ai cũng mong muốn, cũng mừng”.
Chủ tịch UBND xã Bảo Ninh Nguyễn Ngọc Hiếu đưa cho tôi một danh sách ngư dân làm ăn phát đạt, làm nhà lớn 1-2 tỷ đến hơn 5 tỷ đồng là chuyện bình thường trong năm 2017. Ông Hiếu nói: “Người ta nói là biệt phủ cũng phải, bởi vì ở vùng cát, không có đất sản xuất, đi biển mà dựng được nhà cửa như vậy thì đó là biệt phủ cả đời của ngư dân, biệt phủ chân chính, biệt phủ từ công sức mồ hồi, biệt phủ của lao động cật lực”.
Nhà tiền tỷ ngày mỗi nhiều thêm
Ông Hồ Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch, cho biết, nhà tiền tỷ trên quê hương vùng biển này ngày càng xuất hiện nhiều. “Nhà vài ba tỷ ở đây có nhiều lắm, phải 300 - 400 cái. Đi biển mà giàu lên có rất nhiều người, như Hồ Đăng Toàn, Hồ Đăng Hiền, Trương Công Toàn…, đấy là những người tôi biết tên, còn không biết tên trong xã thì nhiều lắm”- ông Chiến nói. Xã biển Đức Trạch hùng mạnh như thế đều nhờ nghề biển. Ngư dân ngày trước từ hai bàn tay trắng, nay nhiều gia đình sở hữu tàu cá hàng chục tỷ đồng là chuyện bình thường.
Chủ tịch UBND xã Bảo Ninh Nguyễn Ngọc Hiếu đưa cho tôi một danh sách ngư dân làm ăn phát đạt, làm nhà lớn 1-2 tỷ đến hơn 5 tỷ đồng là chuyện bình thường trong năm 2017. Ông Hiếu nói: “Người ta nói là biệt phủ cũng phải, bởi vì ở vùng cát, không có đất sản xuất, đi biển mà dựng được nhà cửa như vậy thì đó là biệt phủ cả đời của ngư dân, biệt phủ chân chính, biệt phủ từ công sức mồ hồi, biệt phủ của lao động cật lực”.
Nhà tiền tỷ ngày mỗi nhiều thêm
Ông Hồ Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch, cho biết, nhà tiền tỷ trên quê hương vùng biển này ngày càng xuất hiện nhiều. “Nhà vài ba tỷ ở đây có nhiều lắm, phải 300 - 400 cái. Đi biển mà giàu lên có rất nhiều người, như Hồ Đăng Toàn, Hồ Đăng Hiền, Trương Công Toàn…, đấy là những người tôi biết tên, còn không biết tên trong xã thì nhiều lắm”- ông Chiến nói. Xã biển Đức Trạch hùng mạnh như thế đều nhờ nghề biển. Ngư dân ngày trước từ hai bàn tay trắng, nay nhiều gia đình sở hữu tàu cá hàng chục tỷ đồng là chuyện bình thường.
Ông Trương Công Hoạt, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đức Trạch, hồ hởi kể: “Có nhiều cá nhân đóng tàu 25-30 tỷ đồng, đi đánh cá chuyến nào cũng thu hơn 1 tỷ đồng tiền bán cá, chuyến thấp nhất là 790 triệu đồng, nên việc về quê xây nhà hàng tỷ đồng với ngư dân trở thành chuyện không khó ở vùng cát bãi ngang này”. Ông Hoạt tính thêm: “Năm 2017, kế hoạch đánh bắt cá toàn xã đưa ra là 9.000 tấn nhưng bà con ngư dân đạt hơn 12.000 tấn. Đóng tàu mới lên danh sách 20 chiếc, bà con phấn khởi đóng 40 chiếc, toàn đi xa bờ vùng biển Hoàng Sa nên hộ nghèo chỉ còn 39 hộ. Với đà này, nhà lầu ở đây sẽ có nhiều hơn nữa”. Ông Hồ Đăng Toàn kể: “Ngày trước Đức Trạch toàn nhà cấp 4 xập xệ, từ ngày vươn ra biển lớn, ngư dân xây dựng nhà tiền tỷ rất nhiều, tất cả đều nhờ vào đi biển”.
Bên kia sông Gianh, một làng chài nhỏ Xuân Hòa (xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch) ngày càng nhiều nhà xây 2-3 tầng, lợp mái đỏ au cả một vùng cát trắng. Ông Phạm Minh Đội, Bí thư Đoàn xã Quảng Xuân kiêm Bí thư Chi bộ thôn Xuân Hòa, cho biết: “Thôn phát triển lên là nhờ ngư nghiệp, hơn 80% số hộ dựa vào biển cả gần bờ và xa bờ, nhưng chủ yếu là lực lượng xuất khẩu lao động sang Đài Loan, Hàn Quốc… đánh cá theo hợp đồng. Lực lượng này hơn 450 người, trung bình mỗi tháng thu nhập 25-40 triệu đồng gửi về kiến thiết quê hương, mà cơ bản là đầu tư làm nhà kiên cố 2-3 tầng, tiếp đó là đầu tư kinh doanh”.
Chúng tôi về các làng biển những ngày này, nhà cửa ngư dân vừa mới khánh thành rất nhiều và đang xây cũng không ít. Một dãy các làng biển bên bờ biển Đông đang từng ngày thay da đổi thịt. Chỉ riêng xã Bảo Ninh trong năm 2017 đã có hơn 80 căn nhà có giá 1,5 - 4,5 tỷ đồng được ngư dân xây dựng.
Góp cho làng và giúp người nghèo
Những ngư dân xây dựng biệt phủ mà tôi gặp ở các làng biển, họ ăn to nói lớn, làm ăn khấm khá, thoát cảnh khó nghèo và quay lại giúp những mảnh đời còn thua thiệt ở góc làng. Anh Nguyễn Công Hoan vẫn thường giúp bà con chòm xóm mỗi khi cần sự trợ giúp. Anh Hoan nói: “Đi biển cực khổ nhưng thấy người làng khó khăn không giúp đỡ chút gạo hay chút tiền thật không đành lòng. Mình có bát cơm ăn là vì còn sức lao động, bưng bát cơm lên thấy trong xóm còn hộ khó khăn thì cần giúp đỡ để động viên nhau, một miếng khi đói bằng một gói khi no”.
Bên kia sông Gianh, một làng chài nhỏ Xuân Hòa (xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch) ngày càng nhiều nhà xây 2-3 tầng, lợp mái đỏ au cả một vùng cát trắng. Ông Phạm Minh Đội, Bí thư Đoàn xã Quảng Xuân kiêm Bí thư Chi bộ thôn Xuân Hòa, cho biết: “Thôn phát triển lên là nhờ ngư nghiệp, hơn 80% số hộ dựa vào biển cả gần bờ và xa bờ, nhưng chủ yếu là lực lượng xuất khẩu lao động sang Đài Loan, Hàn Quốc… đánh cá theo hợp đồng. Lực lượng này hơn 450 người, trung bình mỗi tháng thu nhập 25-40 triệu đồng gửi về kiến thiết quê hương, mà cơ bản là đầu tư làm nhà kiên cố 2-3 tầng, tiếp đó là đầu tư kinh doanh”.
Chúng tôi về các làng biển những ngày này, nhà cửa ngư dân vừa mới khánh thành rất nhiều và đang xây cũng không ít. Một dãy các làng biển bên bờ biển Đông đang từng ngày thay da đổi thịt. Chỉ riêng xã Bảo Ninh trong năm 2017 đã có hơn 80 căn nhà có giá 1,5 - 4,5 tỷ đồng được ngư dân xây dựng.
Góp cho làng và giúp người nghèo
Những ngư dân xây dựng biệt phủ mà tôi gặp ở các làng biển, họ ăn to nói lớn, làm ăn khấm khá, thoát cảnh khó nghèo và quay lại giúp những mảnh đời còn thua thiệt ở góc làng. Anh Nguyễn Công Hoan vẫn thường giúp bà con chòm xóm mỗi khi cần sự trợ giúp. Anh Hoan nói: “Đi biển cực khổ nhưng thấy người làng khó khăn không giúp đỡ chút gạo hay chút tiền thật không đành lòng. Mình có bát cơm ăn là vì còn sức lao động, bưng bát cơm lên thấy trong xóm còn hộ khó khăn thì cần giúp đỡ để động viên nhau, một miếng khi đói bằng một gói khi no”.
Ở làng biển Đức Trạch, người có nhà tiền tỷ vẫn thường giúp đỡ 39 hộ nghèo còn lại của xã. Đi biển về không phải chỉ một mình họ làm giàu mà còn trả lương cho bạn thuyền cùng đi, trích thưởng, chia cá cho người khó khăn để họ làm mắm bán chợ, mua gạo mưu sinh. Ngư dân Hồ Đăng Hiền nói: “Bữa cơm mình ăn đầy đủ mà xung quanh bà con còn có người khó là không đành, phải sẻ chia để có tình làng nghĩa xóm, mình đi xa trên biển lỡ vợ con, gia đình có việc gì thì người trong xóm đến đầu tiên không kể giàu nghèo. Người khó cũng đến giúp một tay thì khi đi biển trở về mình phải biết cái ơn đó mà đến với người nghèo một cách thật tâm”. Ông Nguyễn Ngọc Hiếu nói thêm: “Những ngư dân đi biển về họ không chỉ làm nhà cửa khang trang, giúp đỡ người nghèo mà họ còn là yếu tố quan trọng đóng góp cho làng, cho xã nhiều khoản tiền đáng kể để làm đường dân sinh, phụ giúp phát triển các công trình phúc lợi, chăm lo trường lớp trong địa phương. Họ làm ra đồng tiền nhưng không bao giờ thụ hưởng một mình mà rất có trách nhiệm với xã hội, với địa phương”.
Đi về các làng biển, những biệt phủ xứ cát đang dần nhiều thêm, từng căn nhà lộng lẫy ấy ngày trước cha ông họ không hề có. Ngày nay họ sở hữu và sống một cuộc sống đầy tự tin và biết sẻ chia qua tâm hồn hào sảng, nghĩa hiệp với bà con lối xóm. Bởi như anh Nguyễn Công Hoan nói: “Biệt phủ có đẹp mấy mà sống xa người làng, không có trách nhiệm với địa phương thì cũng không ai tìm đến. Cùng cưu mang nhau lúc đó mới giàu có cả tình cảm, mới đi đâu trong làng gặp nhau cũng tay bắt mặt mừng”.
Đi về các làng biển, những biệt phủ xứ cát đang dần nhiều thêm, từng căn nhà lộng lẫy ấy ngày trước cha ông họ không hề có. Ngày nay họ sở hữu và sống một cuộc sống đầy tự tin và biết sẻ chia qua tâm hồn hào sảng, nghĩa hiệp với bà con lối xóm. Bởi như anh Nguyễn Công Hoan nói: “Biệt phủ có đẹp mấy mà sống xa người làng, không có trách nhiệm với địa phương thì cũng không ai tìm đến. Cùng cưu mang nhau lúc đó mới giàu có cả tình cảm, mới đi đâu trong làng gặp nhau cũng tay bắt mặt mừng”.