Trong vai trò biên kịch, giám đốc nghệ thuật dự án Ở đây có nắng, Việt Linh được khán giả chờ mong sự trở lại đầy tươi mới.
PHÓNG VIÊN: Theo chị, đâu là yếu tố thu hút nhất của Ở đây có nắng? Và khán giả sẽ đón nhận?
Biên kịch, đạo diễn VIỆT LINH: Chân thật, đằm thắm, gần gũi và chuyên nghiệp. Khi bắt đầu dự án tôi và ê kíp không nghĩ những gì to tát, mà chỉ tự nhủ, cố gắng làm ra sản phẩm chỉn chu, tử tế, nhân văn. Xét cho cùng, kết quả, đẳng cấp của một bộ phim là xúc cảm nó mang đến cho khán giả. Hiện ở ta, một bộ phim được xem thắng lợi khi có doanh thu tốt, được thị trường đón nhận. Thắng lợi này là ước mơ, mục tiêu của mọi nhà sản xuất, nhưng rất khó đoán định; thế nên chúng tôi xác định với nhau, cái thắng đầu tiên là “thắng trong lòng”. Tức cùng yên tâm kịch bản, diễn viên, ê kíp; cùng tin, yêu sản phẩm của mình… Cái “thắng trong lòng” ấy là động lực giúp chúng tôi đi tới.
Tôi tin bộ phim sẽ mang đến cho khán giả những tia nắng ấm được thắp nên từ chính chúng tôi. Tất nhiên, khi phim ra thị trường còn rất nhiều yếu tố chi phối như thời điểm, lịch chiếu… Nhưng với tôi Ở đây có nắng tròn được 2 yếu tố: sự tử tế và giới thiệu được những gương mặt trẻ.
Đó có phải là lý do chị lựa chọn một gương mặt đạo diễn mới toanh? Công thức hợp tác của chị thế nào?
- Tôi vẫn nói vui Ở đây có nắng là tác phẩm của “hai thế hệ, một công trình”. Khoảng cách tuổi tác giữa tôi và đạo diễn Đỗ Nam rất xa, kinh nghiệm cũng không giống, nhưng tính chuyên nghiệp và mục tiêu chất lượng đã khiến chúng tôi dễ dàng tìm được tiếng nói chung. Là giám đốc nghệ thuật, tôi chỉ quan sát công việc của ê kíp để giữ tinh thần phim không chệch hướng. Tôi hài lòng vì ê kíp có chung tần sóng, biết cân bằng, pha trộn sự khác biệt.
Thú thực trước khi chọn Đỗ Nam làm đạo diễn, tôi không biết nhiều về bạn ấy. Khi bắt đầu dự án, tôi tìm kiếm những gương mặt trẻ từ phim ngắn. Tôi chọn vài ứng viên và gút lại ở Nam với câu hỏi đầu tiên: “Bạn có biết làm phim ít tiền không?”. Ấn tượng của tôi với Nam là Nam có ý thức cho những chọn lựa nghệ thuật, thẩm thấu kịch bản. Khi quyết định chọn Nam, nhiều nhà đầu tư e ngại rút lui; nhưng với mục tiêu hỗ trợ và lòng tin vào lớp trẻ, chúng tôi đã cố gắng tự thân vận động. Tôi tin, sau dự án này, Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển tiếp. Đó cũng là một niềm vui của Hồng Hạc.
Tên phim Ở đây có nắng trùng với tên một cuốn truyện chị từng phát hành. Không ít khán giả sẽ lầm tưởng phim được chuyển thể từ sách?
-Trước khi quyết định tên này, chúng tôi cũng có đề xuất nhiều tên để lựa chọn sao cho vừa thích hợp nội dung phim, vừa thu hút khán giả. Qua nhiều vòng tuyển, 2 tên cuối cùng được cân nhắc là Bốn gã đàn ông và Ở đây có nắng. Bốn gã đàn ông được chọn, nhưng có ý kiến băn khoăn “mấy gã” sẽ làm phụ huynh có con gái e dè (cười). Ở đây có nắng là tên cuốn sách của tôi nên cũng không lo vấn đề bản quyền. Nội dung phim và sách là 2 câu chuyện hoàn toàn khác biệt.
Chị có đề cập đến chuyện kinh phí sản xuất. Theo chị, nó có ảnh hưởng thế nào đến chất lượng phim?
-Kinh phí làm phim phụ thuộc vào kịch bản, diễn viên và các trang thiết bị phục vụ quá trình sản xuất. Có nhiều đạo diễn chỉ thích làm phim kinh phí lớn và ngược lại. Khi có trong tay số tiền lớn, dĩ nhiên mình có nhiều thuận lợi, đơn cử như thời gian quay có thể kéo dài hơn, chuẩn bị kỹ càng hơn... Tuy nhiên, tiền chưa hẳn là yếu tố quyết định. Tiền nhiều có thể cho ra đời bộ phim đẹp, lớn, nhưng không đương nhiên đảm bảo cảm xúc. Dù vậy, kinh phí không thể quá thấp, do điện ảnh là nghệ thuật công nghiệp, có những thứ bắt buộc phải chi và không thể xê dịch.
Từ điện ảnh đến sân khấu, ai cũng thấy chị đang chọn con đường đi khó. Đó có phải là mạo hiểm?
-Mạo hiểm/phiêu lưu là không biết rõ mục tiêu, còn tôi biết mình đang đi đâu, đi cùng ai và sẽ gặp khó khăn gì. Nói đúng, tôi cùng ê kíp đang vượt qua khó khăn để thực hiện những gì mình xác tín, tâm huyết. Tôi tin sân khấu Hồng Hạc có màu sắc riêng và thích hợp với một số đối tượng khán giả riêng, dù hạn hẹp. Chúng tôi đã và đang tiếp tục có những hỗ trợ quý giá. Tôi rất thường đi xem sân khấu lẫn điện ảnh trong nước như một nhu cầu văn hóa, cùng lúc nắm bắt sự chuyển động thị trường, thị hiếu khán giả. Tôi thích sự khác biệt và không ngại thay đổi, nếu sự thay đổi đó không đánh mất mình.
Dự án tiếp theo mà Hồng Hạc đã chuẩn bị?
-Sau Ở đây có nắng sẽ là Thiên thần nhỏ của tôi, được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Sân khấu Hồng Hạc cũng đã dựng kịch tác phẩm này. Chúng tôi hy vọng, sản phẩm đầu tay Ở đây có nắng được khán giả ủng hộ, để Hồng Hạc có thể tiếp tục con đường nghệ thuật khiêm nhường nhưng chững chạc của mình.
PHÓNG VIÊN: Theo chị, đâu là yếu tố thu hút nhất của Ở đây có nắng? Và khán giả sẽ đón nhận?
Biên kịch, đạo diễn VIỆT LINH: Chân thật, đằm thắm, gần gũi và chuyên nghiệp. Khi bắt đầu dự án tôi và ê kíp không nghĩ những gì to tát, mà chỉ tự nhủ, cố gắng làm ra sản phẩm chỉn chu, tử tế, nhân văn. Xét cho cùng, kết quả, đẳng cấp của một bộ phim là xúc cảm nó mang đến cho khán giả. Hiện ở ta, một bộ phim được xem thắng lợi khi có doanh thu tốt, được thị trường đón nhận. Thắng lợi này là ước mơ, mục tiêu của mọi nhà sản xuất, nhưng rất khó đoán định; thế nên chúng tôi xác định với nhau, cái thắng đầu tiên là “thắng trong lòng”. Tức cùng yên tâm kịch bản, diễn viên, ê kíp; cùng tin, yêu sản phẩm của mình… Cái “thắng trong lòng” ấy là động lực giúp chúng tôi đi tới.
Tôi tin bộ phim sẽ mang đến cho khán giả những tia nắng ấm được thắp nên từ chính chúng tôi. Tất nhiên, khi phim ra thị trường còn rất nhiều yếu tố chi phối như thời điểm, lịch chiếu… Nhưng với tôi Ở đây có nắng tròn được 2 yếu tố: sự tử tế và giới thiệu được những gương mặt trẻ.
Đó có phải là lý do chị lựa chọn một gương mặt đạo diễn mới toanh? Công thức hợp tác của chị thế nào?
- Tôi vẫn nói vui Ở đây có nắng là tác phẩm của “hai thế hệ, một công trình”. Khoảng cách tuổi tác giữa tôi và đạo diễn Đỗ Nam rất xa, kinh nghiệm cũng không giống, nhưng tính chuyên nghiệp và mục tiêu chất lượng đã khiến chúng tôi dễ dàng tìm được tiếng nói chung. Là giám đốc nghệ thuật, tôi chỉ quan sát công việc của ê kíp để giữ tinh thần phim không chệch hướng. Tôi hài lòng vì ê kíp có chung tần sóng, biết cân bằng, pha trộn sự khác biệt.
Thú thực trước khi chọn Đỗ Nam làm đạo diễn, tôi không biết nhiều về bạn ấy. Khi bắt đầu dự án, tôi tìm kiếm những gương mặt trẻ từ phim ngắn. Tôi chọn vài ứng viên và gút lại ở Nam với câu hỏi đầu tiên: “Bạn có biết làm phim ít tiền không?”. Ấn tượng của tôi với Nam là Nam có ý thức cho những chọn lựa nghệ thuật, thẩm thấu kịch bản. Khi quyết định chọn Nam, nhiều nhà đầu tư e ngại rút lui; nhưng với mục tiêu hỗ trợ và lòng tin vào lớp trẻ, chúng tôi đã cố gắng tự thân vận động. Tôi tin, sau dự án này, Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển tiếp. Đó cũng là một niềm vui của Hồng Hạc.
Tên phim Ở đây có nắng trùng với tên một cuốn truyện chị từng phát hành. Không ít khán giả sẽ lầm tưởng phim được chuyển thể từ sách?
-Trước khi quyết định tên này, chúng tôi cũng có đề xuất nhiều tên để lựa chọn sao cho vừa thích hợp nội dung phim, vừa thu hút khán giả. Qua nhiều vòng tuyển, 2 tên cuối cùng được cân nhắc là Bốn gã đàn ông và Ở đây có nắng. Bốn gã đàn ông được chọn, nhưng có ý kiến băn khoăn “mấy gã” sẽ làm phụ huynh có con gái e dè (cười). Ở đây có nắng là tên cuốn sách của tôi nên cũng không lo vấn đề bản quyền. Nội dung phim và sách là 2 câu chuyện hoàn toàn khác biệt.
Chị có đề cập đến chuyện kinh phí sản xuất. Theo chị, nó có ảnh hưởng thế nào đến chất lượng phim?
-Kinh phí làm phim phụ thuộc vào kịch bản, diễn viên và các trang thiết bị phục vụ quá trình sản xuất. Có nhiều đạo diễn chỉ thích làm phim kinh phí lớn và ngược lại. Khi có trong tay số tiền lớn, dĩ nhiên mình có nhiều thuận lợi, đơn cử như thời gian quay có thể kéo dài hơn, chuẩn bị kỹ càng hơn... Tuy nhiên, tiền chưa hẳn là yếu tố quyết định. Tiền nhiều có thể cho ra đời bộ phim đẹp, lớn, nhưng không đương nhiên đảm bảo cảm xúc. Dù vậy, kinh phí không thể quá thấp, do điện ảnh là nghệ thuật công nghiệp, có những thứ bắt buộc phải chi và không thể xê dịch.
Từ điện ảnh đến sân khấu, ai cũng thấy chị đang chọn con đường đi khó. Đó có phải là mạo hiểm?
-Mạo hiểm/phiêu lưu là không biết rõ mục tiêu, còn tôi biết mình đang đi đâu, đi cùng ai và sẽ gặp khó khăn gì. Nói đúng, tôi cùng ê kíp đang vượt qua khó khăn để thực hiện những gì mình xác tín, tâm huyết. Tôi tin sân khấu Hồng Hạc có màu sắc riêng và thích hợp với một số đối tượng khán giả riêng, dù hạn hẹp. Chúng tôi đã và đang tiếp tục có những hỗ trợ quý giá. Tôi rất thường đi xem sân khấu lẫn điện ảnh trong nước như một nhu cầu văn hóa, cùng lúc nắm bắt sự chuyển động thị trường, thị hiếu khán giả. Tôi thích sự khác biệt và không ngại thay đổi, nếu sự thay đổi đó không đánh mất mình.
Dự án tiếp theo mà Hồng Hạc đã chuẩn bị?
-Sau Ở đây có nắng sẽ là Thiên thần nhỏ của tôi, được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Sân khấu Hồng Hạc cũng đã dựng kịch tác phẩm này. Chúng tôi hy vọng, sản phẩm đầu tay Ở đây có nắng được khán giả ủng hộ, để Hồng Hạc có thể tiếp tục con đường nghệ thuật khiêm nhường nhưng chững chạc của mình.