Cuộc thi sáng tác ảnh nhanh Canon Photo Marathon 2018 tổ chức ngày 27-10, lần đầu tiên chấp nhận ảnh chụp từ flycam và camera hành động (action cam như các sản phẩm của GoPro).
Đây là năm thứ 12 cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam và cũng là năm được kỳ vọng sẽ tạo ra luồng gió mới khi thành phần ban giám khảo có thay đổi với 100% là tay máy trong nước. Bức ảnh đoạt giải đặc biệt năm nay thuộc về tác giả Trần Hữu Long, chụp 4 người phụ nữ đang cùng bốc gạch và khoảnh khắc chụp đã tạo thành nhịp điệu đồ thị hình Sin. Bức ảnh đó đã được đánh giá cao và trao giải đặc biệt.
Tuy nhiên, việc chỉnh sửa này đã được phụ trách truyền thông của đơn vị tổ chức thừa nhận. Cùng đó, vị này nhấn mạnh: “Ban tổ chức không phạm quy khi sửa ảnh. Bởi về quy chế, ban tổ chức có toàn quyền sử dụng bức ảnh sau khi đoạt giải”.
Thêm nữa, cũng theo bộ phận truyền thông của nhà tổ chức, thì vào buổi lễ công bố người chiến thắng vào tối ngày 27-10, ban tổ chức đã cho chiếu bức ảnh nguyên gốc của Trần Hữu Long trên màn hình lớn, như vậy đã rất tôn trọng tác giả. Chỉ khi làm truyền thông, ảnh gửi đăng báo, phía Canon đã liên hệ với phía tác giả để sửa chữ “chó” thành “gà” nhằm giảm vấn đề đang tranh cãi hiện nay.
Cách giải thích này không được được sự đồng tình của cộng đồng những người yêu nhiếp ảnh bởi việc can thiệp này đã làm mất đi tính nguyên gốc của tác phẩm. Theo điều kiện và thể lệ của cuộc thi, điều 17 có quy định rất rõ: “…Hình ảnh không được phép chỉnh sửa bằng bất cứ phần mềm chỉnh sửa ảnh nào, ngoại trừ chức năng trim/crop/bộ lọc sáng tạo được tích hợp sẵn trên máy ảnh”.
Theo phân tích của nhiều người trong giới nhiếp ảnh đã có nhiều năm theo sát cuộc thi này, sở dĩ có quy định trên không chỉ đảm bảo tính nguyên vẹn của tác phẩm ảnh mà còn đề cao sự hoàn hảo của chính tác phẩm gốc được sáng tạo từ máy ảnh. Vậy việc chỉnh sửa một tác phẩm đã được trao giải phải chăng là đi ngược lại mục đích của cuộc thi?
Vẫn biết rằng, xu hướng “sống ảo”, “ảnh ảo”… đã và đang ngày càng lấn lướt trong cuộc sống, nó đem lại niềm vui cho nhiều người, nhưng tư duy và lối suy nghĩ ấy được đưa vào áp dụng đối với một cuộc thi chụp ảnh nhanh, nhằm ghi nhận khoảnh khắc chân thực, bố cục hình ảnh, kỹ thuật chụp… thì quả là chạnh lòng.
Cuộc thi nào cũng có thể lệ, nhưng ban tổ chức đồng thời là nhà tài trợ mới là người trao giải sau cùng, vì thế tranh cãi cũng chỉ là để sự thật được bày tỏ. Điều dư luận tò mò nhất là bức ảnh “thịt chó” hay “thịt gà” sẽ tham dự cuộc thi tiếp theo ở Nhật Bản.