Theo báo cáo mới nhất, trên thế giới, cứ 8 người thì có 1 người rối loạn tâm thần. Riêng năm 2020, do ảnh hưởng đại dịch COVID-19 trên toàn quốc, bệnh trầm cảm tăng 28% và lo âu tăng 26%.
Theo thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai, tại Việt Nam có khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%. Đặc biệt, số lượng học sinh, sinh viên nói riêng và người trẻ nói chung rơi vào tình trạng trầm cảm chiếm đại đa số và ngày càng có xu hướng gia tăng.
Có khoảng 25% dân số rơi vào tình trạng stress và có sự phổ biến cao trong nhóm sinh viên |
Báo cáo của UNICEF về “Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam” lý giải về nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tinh thần của giới trẻ. Theo đó, kỳ vọng và áp lực lớn từ gia đình và nhà trường về việc học tập tốt, về chuẩn mực xã hội và sự tăng tiếp xúc với internet là những nguy cơ tiềm tàng đối với sức khỏe tâm lý xã hội,. Điều này dẫn đến tình trạng cô lập xã hội, lo lắng, buồn phiền, lo âu, trầm cảm, cảm giác tuyệt vọng và trong một số trường hợp là tự tử.
Bên cạnh đó, nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến vấn đề tinh thần trong giới trẻ nhưng thường bị bỏ qua, là tổn thương hệ tiêu hóa. Nhiều bằng chứng cho thấy, hệ vi sinh vật đường ruột không chỉ tác động đến các bệnh đường tiêu hóa mà còn ảnh hưởng nhiều khía cạnh của sức khỏe tinh thần. Đường ruột khỏe mạnh đóng vai trò quan trọng đối với sự ổn định chức năng của hệ thần kinh trung ương. Tình trạng rối loạn hệ khuẩn ruột và viêm ruột có thể gây ra một số bệnh lý tâm thần phổ biến, điển hình là phản ứng căng thẳng và bệnh trầm cảm.
Tình trạng hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn, hại khuẩn nhiều hơn lợi khuẩn là một trong nhiều yếu tố gây tình trạng căng thẳng, tệ hơn là trầm cảm. Theo đó, người mắc bệnh tự kỷ thường có hệ vi khuẩn đường ruột bất thường và ít đa dạng hơn so với người khỏe mạnh.
Điều này là do ruột được kết nối với các dây thần kinh và có liên quan đến việc gửi thông tin qua lại với não. Nhiều chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, được tạo ra trong ruột. Serotonin tạo ra cảm giác hạnh phúc cùng nhiều lợi ích sức khoẻ khác và nhiều nghiên cứu chỉ ra mức serotonin có xu hướng thấp ở những người bị trầm cảm và lo lắng. Tuy nhiên với thói quen sinh hoạt ngày nay, giới trẻ thường lựa chọn những đồ ăn – uống gây hại cho hệ tiêu hóa.
Vì mối liên hệ mật thiết giữa sức khỏe đường ruột và sức khoẻ tinh thần, việc quan tâm chăm sóc đến hệ đường ruột chính là bí quyết để giải tỏa căng thẳng ở giới trẻ hiện nay, và việc duy trì thói quen bổ sung lợi khuẩn vào hệ tiêu hóa mỗi ngày, giúp hệ tiêu hóa có số lượng lợi khuẩn nhiều hơn hại khuẩn là phương pháp đơn giản có thể áp dụng.
Mai Anh là gương mặt MC trẻ được nhiều người yêu thích, với nụ cười luôn thường trực và năng lượng tích cực ở bất cứ đâu. Tại tọa đàm của báo Sức Khỏe & Đời sống, MC Mai Anh chia sẻ bí quyết để vượt qua những thời điểm áp lực và stress: “Sự tích cực không phải là điều tự nhiên mà có. Mình cũng từng là một người khá tiêu cực vì phải đối mặt với nhiều áp lực trong cuộc sống. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu và thăm khám sức khoẻ, mình nhận ra, vấn đề tinh thần xuất phát từ đường ruột không tốt. Và mình bắt đầu thay đổi cách suy nghĩ, tập luyện thường xuyên hơn và thay đổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh như ăn nhiều rau xanh, bổ sung các chất béo tốt, và đặc biệt là sữa chua uống men sống chứa nhiều lợi khuẩn để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Từ đó, tinh thần cũng được cải thiện hơn rất nhiều…”