Ngày 14-1, TAND TP Thủ Đức (TPHCM) đã tuyên phạt 2 năm tù giam đối với bị cáo Lê Chí Thành về tội “Chống người thi hành công vụ”.
Hội đồng xét xử (HĐXX) cho rằng không có căn cứ chấp nhận ý kiến đang thực hiện quyền giám sát công dân của bị cáo Lê Chí Thành. Bởi cơ quan chức năng đã thực hiện đúng quy định về hình thức tham gia ý kiến, giám sát của công dân. Việc giám sát của công dân phải đảm bảo nguyên tắc, trong khuôn khổ pháp luật quy định.
Theo nội dung vụ án, trưa 20-3-2021, trên Xa lộ Hà Nội đoạn (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức), bị cáo Lê Chí Thành không chấp hành hiệu lệnh biển báo hiệu giao thông, điều khiển xe ô tô lưu thông vào làn đường có biển báo hiệu dành riêng cho xe 2, 3 bánh và ưu tiên cho xe buýt.
Bị cáo Lê Chí Thành tại tòa ngày 14-1. Ảnh: ANH TÚ
Khi CSGT yêu cầu bị cáo Thành xuống xe, Thành không xuất trình được bản chính giấy chứng nhận đăng ký xe hợp lệ, giấy chứng minh nhân dân. Bị cáo Thành còn đưa ra những yêu cầu không hợp lý, tranh cãi kéo dài với tổ công tác thuộc Đội CSGT Rạch Chiếc.
Bị cáo Thành ngồi trước đầu xe ô tô không cho tổ công tác đưa xe vi phạm về nơi tạm giữ, nhằm cản trở cho tổ công tác đang làm nhiệm vụ thực hiện chuyên đề về tốc độ và các lỗi vi phạm khác về trật tự an toàn giao thông.
Trước khi bị bắt, bị cáo Lê Chí Thành là một Youtuber, đã từng nhiều lần thực hiện hành vi cản trở lực lượng chức năng đang thực hiện nhiệm vụ, tạo cớ khiêu khích, xuyên tạc đưa thông tin sai sự thật về hoạt động công vụ, sau đó phát tán lên mạng xã hội, mục đích là thu hút người theo dõi để trục lợi cá nhân, tác động xấu đến an ninh trật tự.
Tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “tham ô tài sản”, “rửa tiền”, “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức, chiều 30-11, đại diện Viện KSND TPHCM đã đề nghị mức án đối với bị cáo Nguyễn Minh Quân (cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức) và 8 đồng phạm.
Sau khi được gặp mẹ trong giờ nghỉ giải lao tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Minh Quân (cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức) đã thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.
Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03), để chiếm đoạt số tiền hàng trăm ngàn tỷ đồng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - Vạn Thịnh Phát) đã sử dụng 5 phương thức chính.
Nhu khai vay tiền qua mạng xã hội để chi xài cá nhân nhưng không có khả năng để trả. Nhu cảm thấy cuộc sống bế tắc và nhiều lần suy nghĩ về chị D. nên đã nảy sinh ý định giết chị.
Sau khi sát hại người phụ nữ cùng 2 cháu bé và phóng hỏa căn nhà, nghi phạm Nguyễn Văn Nhu tìm chìa khóa xe nhưng không được nên bỏ chạy bộ được khoảng 7km thì bị bắt.
Sáng 22-11, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho biết, đã hoàn tất cáo trạng truy tố các bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (Tân Hoàng Minh).
Bà Nguyễn Thị P. là mẹ chị D. và là bà của cháu P. (2 nạn nhân trong vụ án giết người phóng hỏa phi tang ở quận 8) là người may mắn thoát chết trong vụ án.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) xác định, hành vi phạm tội của bà Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) có sự “giúp sức nhiệt tình” của các cá nhân tại NHNN chi nhánh TPHCM.
Tháng 8-2017, đoàn thanh tra liên ngành Ngân hàng Nhà nước được lập ra để thanh tra Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) hội sở chính và 12 chi nhánh. Trong đoàn có nhiều thành viên và trong quá trình thanh tra, hầu hết các thành viên đã nhận tiền của SCB để bỏ qua những sai phạm.
Trong vụ án Vạn Thịnh Phát vừa được Bộ Công an công bố kết luận điều tra, bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát ngân hàng II thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) bị cáo buộc nhận 5,2 triệu USD. Việc lộ diện hành vi nhận hối lộ có sự tố giác của cựu sếp Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Quá trình thanh tra, bà Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Trưởng đoàn thanh tra) nhiều lần gặp riêng bà Trương Mỹ Lan, lãnh đạo SCB và nhận số tiền đặc biệt lớn.
Ngày 18-11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát); đồng thời chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị truy tố hơn 80 bị can, trong đó, bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị đề nghị truy tố ở nhiều tội danh.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và đề nghị truy tố bị can Trương Mỹ Lan ở các tội danh “Đưa hối lộ”, “Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng” và “Tham ô tài sản”.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án Vạn Thịnh Phát, đồng thời chuyển hồ sơ đề nghị truy tố hơn 80 bị can. Quá trình điều tra xác định, nhiều hành vi phạm tội nghiêm trọng của các bị can.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị truy tố đối với 86 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan.
Ngày 14-11, Viện KSND TPHCM cho biết, đơn vị đã trả hồ sơ lần 2 đối với vụ án “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” liên quan bị can Trần Văn Sỹ (sinh năm 1957, ngụ tỉnh Vĩnh Long) và bị can Đặng Thị Hàn Ni (sinh năm 1977, ngụ TPHCM), để làm rõ nhiều tình tiết liên quan đến vụ án này.
Bị can Phạm Mỹ Hạnh bị cáo buộc thu tiền của hàng ngàn cá nhân với tổng số tiền hơn 1.200 tỷ đồng; lấy tiền của người góp vốn sau trả tiền gốc và lãi cho người góp vốn trước.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu