Các bệnh xương khớp là những bệnh làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, nhất là khi người mắc các bệnh này chủ yếu là những người cao tuổi. Làm thế nào để phòng và điều trị các bệnh về xương khớp, và đối với những người cao tuổi thì dùng các thuốc khớp thế nào cho đúng đắn chính là nội dung của chương trình "Sức khỏe cho mọi người" đã phát sóng trên VTV2 vào 16 giờ 00 ngày 15/08/2010.
Chương trình với sự tham gia của Bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Thị Lực (Giám đốc trung tâm chấn thương chỉnh hình, bệnh viện E) và PGS-TS Dương Trọng Hiếu (nguyên cán bộ bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương) đã thu hút nhiều sự quan tâm của khán giả. Chúng tôi xin tóm tắt ý kiến của các chuyên gia để độc giả của báo có những kiến thức bổ ích về bệnh cơ xương khớp.
60% người trên 60 tuổi bị bệnh xương khớp
Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Lực, có nhiều nguyên nhân có thể giải thích được sự gia tăng đến chóng mặt các bệnh xương khớp ở người cao tuổi. Đầu tiên đó là sự lão hóa của cơ thể - là quy luật tất yếu của tự nhiên. Tiếp theo là các điều kiện môi trường, xã hội, văn hóa không thuận lợi (ô nhiễm môi trường, lao động nặng nhọc, thời tiết thay đổi thường xuyên, nhận thức của người dân còn hạn chế). Bên cạnh đó một số lượng đáng kể những người cao tuổi cũng đã từng bị mắc các bệnh khớp nhiều năm trước đó, để lại các di chứng nặng nề khi họ bước vào tuổi già. Đó là thoái hóa khớp, loãng xương, đau cột sống thắt lưng, gút…
Chỉ có thể giảm đau và bảo tồn chức năng khớp
Bệnh thoái hóa khớp khi đã xảy ra thì không thể chữa khỏi mà chỉ có thể làm giảm đau và mục đích lâu dài là bảo tồn chức năng của khớp. Có rất nhiều loại thuốc với những tên gọi khác nhau với những lời quảng bá về công dụng kỳ diệu của chúng. Nhưng hãy cảnh giác để tìm hiểu rõ công dụng và độ an toàn của mỗi thuốc, để tránh “tiền mất tật mang”! Bác sĩ Lực cho biết để điều trị các bệnh xương khớp hiệu quả thì nên kết hợp các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Các thuốc điều trị bao gồm các thuốc giảm đau thông thường cho trường hợp nhẹ hoặc các thuốc chống viêm trong trường hợp nặng hơn. Nhưng cần chú ý đề phòng tác dụng phụ của các thuốc này, nhất là trên đường tiêu hóa cũng như gan, thận. Nhiều người cho rằng phẫu thuật sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề của bệnh, nhưng điều đó là không đúng. Phẫu thuật chỉ đặt ra khi chức năng khớp bị hạn chế nhiều hoặc mất hoàn toàn, bệnh nhân đau nhiều mà điều trị thuốc đầy đủ không đỡ. Sau phẫu thuật, triệu chứng đau giảm và chức năng vận động được cải thiện rõ nhưng chi phí khá tốn kém và hiệu quả cũng không được duy trì lâu nếu bệnh nhân không tập luyện và điều trị đúng cách.
Trong khi các biện pháp không dùng thuốc lại tỏ ra vừa hiệu quả lại an toàn. Các biện pháp này là giảm cân nếu thừa quá cân, giảm tải cho các khớp bị tổn thương như dùng nạng, tránh đứng lâu, tránh cúi đột ngột, dùng các phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, mát xa…
Kết hợp “nội ẩm ngoại đồ” cải thiện hiệu quả điều trị
Theo PGS-TS Dương Trung Hiếu, từ lâu, y học cổ truyền vẫn khuyến khích con người nên dưỡng sinh bằng xoa bóp huyệt đạo trên thân thể để đề phòng và chữa bệnh. Biện pháp này có thể thực hiện được mọi lúc, mọi nơi, không những có tác dụng giảm đau mà còn hồi phục sức khỏe khá nhanh. Riêng đối với bệnh xương khớp, việc xoa bóp lại càng có ý nghĩa. PGS Hiếu cũng cung cấp cho khán giả thông tin về một sản phẩm xoa bóp cho các bệnh nhân đau xương khớp vừa được Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội làm thử nghiệm lâm sàng và công bố kết quả. Đó là thuốc xịt Cốt linh diệu với thành phần hoàn toàn từ các vị thuốc Nam, được bào chế từ bài thuốc đòn của người luyện võ. Xoa bóp với thuốc xịt Cốt linh diệu hàng ngày giúp 98% bệnh nhân giảm nhiều cảm giác đau, buồn bực ở xương khớp, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, nhất là với người cao tuổi. PGS Hiếu cũng khuyên người bị đau xương khớp cho dù uống nhiều loại thuốc khớp cũng nên có trong nhà một lọ thuốc xịt Cốt linh diệu hay bỏ túi để những lúc đi lại nhiều hoặc thay đổi thời tiết khiến xương khớp nhức mỏi có thể xoa bóp để cảm thấy dễ chịu hơn, cải thiện tình trạng thoái hóa và góp phần bảo tồn chức năng khớp. Ngoài ra còn có thể dùng muối rang nóng kết hợp cùng ngải cứu tươi chườm vào chỗ bị đau cũng là một cách làm hiệu quả.
Sử dụng thuốc uống đối với bệnh khớp là điều nên làm, nhưng kết hợp việc sử dụng thuốc với chế độ sinh hoạt, xoa bóp khớp là lời khuyên mà các chuyên gia và chương trình “Sức khỏe cho mọi người” muốn lưu ý đến những người cao tuổi.
Hoàng Lan (Theo Khoa học & Đời sống)